Phần dương của cơ thể gồm có: Tâm, tỳ, thận.
Tâm tỳ dương hư gây chứng tỳ vị hư hàn: Chân tay mệt mỏi và lạnh, da lạnh ăn không tiêu, ỉa chảy mãn, mạch trầm trì vô lực. Dùng thuốc ôn trung trừ hàn để chữa
Thận dương hư biểu hiện: Liệt dương, di hoạt tinh, lưng đau gối mỏi, di niệu, mạch trầm tế. Dùng thuốc ôn thận hay bổ thận dương.
Vậy thuốc bổ dương chính là thuốc ôn bổ thận dương.
Đặc điểm
- Vị đắng, cay. Tính ôn. Quy kinh can thận.
- Đều gây mất tân dịch
Tác dụng
1. Chữa rối loạn thần kinh thể hưng phấn giảm:
- Nam: Di hoạt tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, chân tay lạnh mạch trầm nhược
- Nữ: Kinh nguyệt không đều, sảy thai, đẻ non, vô sinh
- Người già lão suy: Đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần
- Chữa đái dầm thể hư hàn (không có âm hư nội nhiệt)
2. Trẻ chậm phát dục
- Chậm liền thóp, chậm biết đi, chậm mọc răng, trí tuệ kém phát triển
3. Chữa hen mãn thể hư hàn do thận hư không nạp khí
4. Chữa đau khớp, thoái khớp lâu ngày (thận chủ cốt)
Công dụng
Không nhầm với thuốc trừ hàn
Phối ngũ
- Đau xương khớp phối hợp thuốc trừ phong thấp
- Ngũ canh tả phối hợp thuốc trừ hàn
- Phù do viêm thận mãn phối hợp thuốc kiện tỳ
- Phối hợp thuốc sinh tân vì thuốc làm mất tân dịch
Kiêng kỵ
Các vị thuốc bổ dương
Cẩu tích (Lông culy, cẩu tồn mao)
Bộ phận dùng- Thân rễ gọt bỏ lông vàng, thái mỏng, phơi khô
- Lông vàng để cầm máu
Tính vị quy kinh
- Đắng ngọt, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, trừ phong thấp
- Chữa phong thấp, đau lưng, mỏi gối, có thai lưng người đều đau
- Chữa xích bạch đới, người già tiểu tiện nhiều lần
- Chữa bí đái (thất niếu), đái nhỏ giọt (lâm lô)
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc uống, ngâm rượu
Kiêng kỵ
- Thận hư hữu nhiệt, tiểu đỏ vàng
- Kỵ Hương phụ. Phối hợp với Tỳ giải tăng tác dụng
Ba kích (Ruột gà)
Bộ phận dùng
- Rễ, bỏ lõi
- Cay ngọt, ôn - Thận
Bổ thận dương, trừ phong thấp
- Chữa liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều
- Chữa phong thấp, đau lưng mỏi gối
- Nước sắc có tác dụng hạ huyết áp, củ nấu với thịt gà ăn để bồi bổ sức khoẻ
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng
Kiêng kỵ
- Âm hư hoả vượng, táo bón không dùng
- Kỵ Đan sâm
Bổ cốt toái (Tổ rồng, tắc kè đá)
Bộ phận dùng
- Thân rễ tươi hoặc khô
Tính vị quy kinh
- Đắng, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ thận, lợi cốt, hành huyết, chỉ thống
- Chữa thận hư tai ù, răng đau rụng sớm, đau nhức xương
- Chữa chấn thương, bong gân sai khớp, gẫy xương (đắp)
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, đắp, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Âm hư, huyết hư không dùng
Tục đoạn (Sâm nam, rễ kế)
Bộ phận dùng
- Rễ
Tính vị quy kinh
- Cay đắng, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, chỉ thống, an thai
- Chữa đau lưng, di tinh do thận dương hư
- Chữa gẫy xương, đứt gân, đau do chấn thương
- Trị động thai, lợi sữa, băng huyết
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Âm hư hoả vượng không dùng
Phá cố chỉ (Bổ cốt chỉ, hắc cốt tử, hạt đậu miêu)
Bộ phận dùng
- Hạt khô, tẩm muối sao
Tính vị quy kinh
- Cay, đắng, đại ôn - Tỳ thận, tâm bào
Công năng chủ trị
Bổ thận dương, kiện tỳ
- Chữa di tinh liệt dương, lưng gối lạnh đau, phụ nữ kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới, truỵ thai
- Trị chứng ngũ canh tả do tỳ thận dương hư
- Chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són (di niệu)
- Ngâm rượu bôi ngoài chữa bạch điến, chữa hủi, nhiễm khuẩn ngoài da (Tinh dầu /phá cố chỉ có tác dụng kích thích bài tiết sắc tố đen, diệt vi khuẩn ngoài da)
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Âm hư hoả động, đái máu, táo bón không dùng
- Kỵ cam thảo, kiêng ăn rau cải, tiết canh
- Phối hợp với hồ đào nhục làm tăng tác dụng
Thỏ ty tử
Bộ phận dùng
- Hạt của dây tơ hồng xanh mọc ký sinh trên cây sim hay tơ hồng vàng ký sinh trên cây cúc tần, cây nhãn gọi thỏ ty tử
- Dây tơ hồng xanh, vàng gọi thỏ ty làm thuốc bổ, chữa di tinh, lở sài ở trẻ em
Tính vị quy kinh
- Cay ngọt, ôn (Bình) - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt
- Chữa liệt dương di tinh, phụ nữ hay sảy thai đẻ non
- Trị ù tai, lưng đau gối mỏi, tiểu nhiều hay tiểu đục, mắt mờ giảm thị lực
- Trị chứng ngũ canh tả, ỉa chảy mãn do tỳ thận dương hư
- Trị sốt khát nước, dùng lâu đẹp nhan sắc
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ
- Thận hoả dễ cường dương, táo bón không dùng
Tắc kè (Cáp giới, đại bích hổ)
Bộ phận dùng
- Cả con còn nguyên vẹn cái đuôi
- Không dùng con mất đuôi hoặc chắp đuôi
- Khi dùng bỏ mắt (có độc), chặt 4 bàn chân, sấy khô tán bột hay ngâm rượu
Tính vị quy kinh
- Mặn, ôn - Phế, thận
Công năng chủ trị
Bổ phế thận, ích tinh trợ dương
- Chữa liệt dương, di hoạt tinh, điều hoà kinh nguyệt
- Chữa ho có đờm, ho lâu ngày, ho ra máu mủ, hen xuyễn
- Chữa suy nhược cơ thể, đái đường
Liều dùng - cách dùng
- 3 - 4gkhô/24h bột, rượu hoặc nấu cháo
Kiêng kỵ
- Thực tà
Nhục thung dung
Bộ phận dùng
- Thân cây có mang vẩy
Tính vị quy kinh
- Ngọt, chua mặn - Ôn - Thận
Công năng chủ trị
Bổ thận tráng dương, dưỡng âm sinh tân
- Chữa liệt dương di tinh, lưng gối lạnh đau
- Phụ nữ băng đới, băng huyết, vô sinh
- Chữa khát nước, táo bón, đái rắt do âm hư
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, rượu
Kiêng kỵ
- Tỳ hư ỉa chảy, thận hoả vượng mà di tinh
Đỗ trọng
Bộ phận dùng
- Vỏ thân
Tính vị quy kinh
- Cay, ngọt, ôn - Can thận
Công năng chủ trị
Bổ can thận, an thai, hạ áp
- Dùng sống: Bổ can hạ áp
- Tẩm muối sao: Bổ thận chữa liệt dương, di tinh, tiểu nhiều, đau lưng, chân gối yếu mềm
- Tẩm rượu sao: Trị phong thấp tê ngứa
- Sao đen : Trị động thai, rong huyết
Liều dùng - cách dùng
- 6 - 12g/24h sắc, rượu, cao lỏng
Kiêng kỵ
- Âm hư hoả vượng không dùng
Lộc nhung
Bộ phận dùng
- Sừng non của hươu nai - Lộc nhung (Mê nhung)
- Lộc giác (sừng già. , gạc): Vị mặn - ấm. Có tác dụng tán ứ, tiêu viêm. Dùng trị mụn nhọt, viêm vú, tăng lượng sữa
- Lộc giác giao (cao ban long, Cao nấu từ gạc. ): Vị mặn ngọt - hơi ấm. Bổ dương, bổ huyết, chữa di tinh, di niệu, mồ hôi trộm, an thai
Tính vị quy kinh
- Ngọt, ấm - Tâm, can, thận
Công năng chủ trị
Bổ dương, bổ tinh huyết
- Liệt dương, di tinh, di niệu, đau nhức xương, trẻ chậm phát dục
- Hen mãn do thận hư không nạp khí
- Rong kinh, rong huyết
Liều dùng - cách dùng
- 2 - 6g/24h bột, rượu