Thuốc bổ khí

Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư thường gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:

Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt khi lao động nặng

Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện lỏng, thịt nhẽo. . .

  • Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ đầy đủ. Nên các thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.

  • Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu tỳ hư thì khí hư. Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ

Tác dụng
  • Chữa suy nhược cơ thể do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ăn ngủ kém, sút cân

  • An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết

  • Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong huyết

  • Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại trang mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng. . .

  • Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn, viêm cầu thận do lạnh (phong thuỷ)

  • Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy dinh dưỡng, phù do viêm thận mãn

  • Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát vị bẹn. . .

Công dụng
  • Để tăng tác dụng phối hợp với thuốc hành khí

  • Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là mẹ của khí và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ khí với thuốc bổ huyết để tăng tác dụng

Kiêng kỵ
  • Thực tà



Các vị thuốc


Nhân sâm



Bộ phận dùng
  • Rễ củ thu hoạch ở cây 6 năm tuổi, loại tốt củ to đem chế hồng sâm, loại kémchế bạch sâm.


Tính vị quy kinh
  • Ngọt hơi đắng - Phế, tỳ. Hồng sâm tính ôn, bạch sâm và tây dương sâm tính hàn


Công năng chủ trị

Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí
  • Chữa suy nhược cơ thể: mệt nhọc, ăn kém, sút cân. . .

  • Chữa suy nhược cơ thể: hồi hộp mất ngủ, hoảng hốt sợ hãi. . . do huyết hư không dưỡng tâm

  • Chữa phế hư sinh ho xuyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa

  • Liều cao (40g) trị thoát dương

  • Chữa đái đường, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ người, tăng tuổi thọ


Liều dùng - cách dùng
  • Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: 4 - 12g/24. Thoát dương: 40g/24h

  • Thường dùng độc vị ngậm, hãm, đun cách thuỷ. Có thể tẩm gừng làm bớt sôi bụng ỉa chảy


Kiêng kỵ



Đảng sâm


Bộ phận dùng
  • Rễ của cây đảng sâm bắc và đảng sâm nam


Tính vị quy kinh
  • Ngọt, bình - Phế, tỳ


Công năng chủ trị

Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát
  • Chữa tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi. Tác dụng gần như Nhân sâm nhưng thiên về bổ trung ích khí

  • Chữa phế hư sinh ho, phiền khát

  • Chữa viêm thượng thận, chân phù đau, nước tiểu có anbumin



Liều dùng - cách dùng
  • 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu.

  • Có thể dùng liều cao 30 - 40g/24h khi có anbumin niệu, sắc uống 7 - 14ngày


Kiêng kỵ
  • Như nhân sâm



Hoài sơn (Sơn dược, củ mài)


Bộ phận dùng
  • Củ xông sinh


Tính vị quy kinh
  • Ngọt, bình - Tỳ, vị, phế, thận


Công năng chủ trị

Bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân
  • Chữa tả lị lâu ngày, di tinh di niệu, khí hư bạch đới

  • Chữa ho, hen mãn, ho lao

  • Chữa khát nước do âm hư, do đái đường


Liều dùng - cách dùng
  • 10 - 20g/24h sắc bột rượu



Cam thảo


Bộ phận dùng
  • Rễ của cây cam thảo bắc


Tính vị quy kinh
  • Ngọt, bình - 12 kinh


Công năng chủ trị

Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị
  • Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc) dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử.

  • Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho.

  • Tây y dùng chữa viêm loét dạ dày-tá tràng, suy thượng thận (addison)


Liều dùng - cách dùng
  • 2 - 12g/24h sắc, bột, viên, rượu, cao

  • Cam thảo có glycyrrhizin vị ngọt, tác dụng tương tự như cortizon gây giữ nước và muối, dùng lâu sẽ phù, lúc đầu ở mặt, sau toàn thân. Để tránh phù phải có thời gian nghỉ dùng thuốc


Kiêng kỵ
  • Tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

  • Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo



Đại táo


Bộ phận dùng
  • Quả chín


Tính vị quy kinh
  • Ngọt, bình (ôn) - Tỳ vị


Công năng chủ trị

Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân
  • Chữa tỳ hư sinh tiết tả, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước

  • Điều vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh

  • Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mẩy. . .


Liều dùng - cách dùng
  • 5 - 10quả (8 - 12g)/24h sắc, rượu


Kiêng kỵ
  • Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng



Bạch truật


Bộ phận dùng
  • Củ sấy khô gọi là Hồng truật hay Bạch truật

  • Để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô gọi là sinh sái truật hay đông truật

  • Tẩm hoàng thổ hay sao cám gọi là phù bì sao bạch truật


Tính vị quy kinh
  • Đắng ngọt, hơi ôn - Tỳ vị


Công năng chủ trị
  • Kiện tỳ hoá thấp, chỉ hãn, an thai, lợi tiểu

  • Chữa tỳ hư gây trướng mãn, tiết tả

  • Chữa tự hãn, đạo hãn

  • Chữa phù do viêm thận mãn hoặc phù suy dinh dưỡng

  • Trị động thai, sảy thai, đẻ non


Liều dùng - cách dùng
  • 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu, cao

  • Dùng sống trị thấp nhiệt

  • Tẩm hoàng thổ sao có tác dụng bổ tỳ, trị nôn mửa, bụng trướng đau, an thai

  • Sao cháy chỉ huyết, ấm trung tiêu

  • Thường sao vàng cho bớt tinh dầu vì bạch truật gây táo (làm mất tân dịch)


Kiêng kỵ
  • Âm hư táo kết không dùng



Hoàng kỳ


Bộ phận dùng
  • Rễ thu hoạch ở cây trồng 3 năm hoặc 6 - 7năm càng tốt.


Tính vị quy kinh
  • Ngọt, ôn - Phế, tỳ


Công năng chủ trị

Bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, thác sang
  • Tẩm mật sao (trích kỳ): bổ tỳ thăng dương, chữa tỳ hư sinh ỉa lỏng, sa trực tràng, khí huyết hư nhược

  • Dùng sống: Chữa biểu hư ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, phù do viêm thận, suy dinh dưỡng, bài nùng sinh cơ (chữa mụn nhọt lở loét nhiều mủ, lâu ngày không liền miệng), trị tiêukhát (giảm đường huyết), huyết tý (tê dại chân tay)


Liều dùng - cách dùng
  • 6 - 12g/24h sắc, bột, rượu cao


Kiêng kỵ

  • Thực chứng, tích trệ không dùng