Biểu lý - luận trị

257. Ngoại cảm theo khuôn phép Trọng Cảnh. Nội thương theo khuôn phép Đông Viên. Nhiệt bệnh áp dụng phép Hà Gian. Tạp bệnh áp dụng phép Đan Khê. 

Minh - Vương Luân 
"Minh y tạp trứ Y luận" 

Nêu lên những sở trường trong lâm sàng của 4 danh y cổ đại, làm khuôn mẫu cho đời sau.



Trương Trọng Cảnh soạn "Thương hàn luận", tổng kết có hệ thống về điều trị ngoại cảm Thương hàn, sáng lập ra hệ thống biện chứng lục kinh, đến nay vẫn có giá trị chỉ đạo thực tiễn lâm sàng, nên mới nói "ngoại cảm theo khuôn phép của Trọng Cảnh".

Lý Đông Viên là thuỷ tổ của phái bổ Thổ, sáng lập ra lý luận "nội thương Tỳ Vị, trăm bệnh sinh ra từ đó", giỏi chữa các bệnh nội thương, được đời sau tôn là bậc thầy của khuôn phép này, cho nên nói "nội thương theo khuôn phép của Đông Viên".

Lưu Hà Gian là đại biểu cho phái hàn lương nêu ra "Hỏa nhiệt luận" để chữa Nhiệt bệnh kinh nghiệm rất phong phú, cho nên nói "Nhiệt bệnh áp dụng phép của Hà Gian".

Chu Đan Khê là đại biểu cho phái tư âm, nhưng đối với điều trị tạp bệnh cũng tích luỹ nhiều kinh nghiệm phong phú. Vương Luân từng tổng kết kinh nghiệm chữa Tạp bệnh của Đan Khê, quy nạp "Tứ pháp trị bệnh luận" trứ danh: Đan Khê tiên sinh chữa bệnh không ngoài khí - huyết - đàm, cho nên dùng thuốc có ba yếu tố: Chữa bệnh về khí dùng Tứ quân thang. Chữa bệnh về huyết dùng Tứ vật thang. Chữa bệnh về Đàm dùng Nhị trần thang. Bệnh lâu thuộc uất, lập ngay bài thuốc chữa uất gọi là Việt cúc hoàn, cho nên nói "Tạp bệnh dùng phép của Đan Khế”.

Những sở trường của tiền nhân, thật là kho báu của Đông y đáng được chúng ta trân trọng và thừa kế.


258. Chữa ngoại cảm như Tướng (võ) chữa nội thương như Tướng (văn)

Thanh - Ngô Cúc Thông
"Ôn bệnh điều biện - Tạp thuyết - Trị bệnh pháp luận " 

Câu này vận dụng thí dụ để nói lên phép trị hai loại bệnh ngoại cảm, nội thương khác nhau được đời sau lưu truyền rất rộng. Mọi tật bệnh, không ngoài hai loại nội thương, ngoại cảm. Cơ chế bệnh và phép chữa khác nhau rất xa.

Bệnh ngoại cảm do lục dâm ngoại xâm, phát bệnh gấp phần nhiều chính khí chưa tổn hại, điều trị chủ yếu nên dùng các loại thuốc mạnh để đuổi tà, như vị tướng đem quân đi đánh giặc, việc binh quý ở thần tốc, có biện pháp linh hoạt, khéo léo để phòng hậu quả, tóm lại tà khí rút đi sớm ngày nào thì người dân đỡ khổ ngày ấy.

Còn tạp bệnh nội thương, phần nhiều do tạng phủ tổn hại xu thế bệnh từ từ, chính khí bất túc, hư chứng khá nhiều khôi phục cũng chậm, vì thế điều trị không mong công hiệu ngay, nên dùng biện pháp phù chính, điều lý từ từ làm chủ yếu, như vai trò Tể tướng (văn) trông coi nội chính, thảo luận kế họach, bình tĩnh ung dung, lo toan kín đáo, điều lý nhiều bề, thu hiệu quả dần dần.

Hai câu này rất có ý nghĩa chỉ đạo đối với hai loại bệnh chứng nội thương ngoại cảm, suy rộng ra ý nghĩa rất sâu sắc "chữa ngoại cảm như tướng võ quý ở dũng mãnh. Chữa nội thương như tướng văn, quý ở chu đáo vẹn toàn"


259. Chữa ngoại cảm lấy tấn công để thắng. Cho nên tà khí chưa sạch mà đã coi thường dùng thuốc bổ khiến cho tà khí hãm vào trong mà suy vong. Chữa bệnh nội thương lấy nuôi dưỡng để thắng. Cho nên chính khí bất túc mà coi thường dùng thuốc công, khiến cho chính khí tiêu vong mà thiệt mạng.

Thanh - Từ Linh Thai 
"Y học nguyên lưu luận - Y đạo thông trị đạo luận" 

Đây là nêu những điều cần tránh trong điều trị hai chứng hậu lớn là ngoại cảm và nội thương có thể tham khảo những danh ngôn đã nói trên kia.

Bên ngoài bị lục dâm xâm phạm, đó không phải là cái sẵn có trong cơ thể, theo phép phải trừ đuổi tà cho nên nói "Lấy tấn công để thắng". Nếu tà khí chưa lui hết mà lại coi thường dùng thuốc Bổ, thì khó mà tránh khỏi sai lầm đóng cửa giữ giặc trong nhà, dễ khiến tà khí thâm nhập biến sinh các chứng khác, cho nên không nên coi thường dùng phép Bổ.

Các chứng nội thương phần nhiều do hư tổn hoặc do Tạng Phủ yếu kém, hoặc Âm Dương khí huyết bị tổn hại, điều trị nên bổ ích phù chính, khôi phục cái vốn có cho nên nói là "lấy nuôi dưỡng để thắng”.

Nếu nhận thức chứng trạng không đích xác mà hấp tấp dùng phép công, khó tránh khỏi sai lầm đánh vào nơi không có bệnh, khiến cho chính khí càng hư tổn dẫn đến tiêu vong.


260. Bệnh ở biểu thì đừng công lý, sợ biểu tà nhân chỗ hư sẽ hãm vào phần lý. Bệnh ở lý thì đứng làm hư phần biểu, sợ ra mồ hôi nhiều dẫn đến vong dương.

Minh - Lý Trung Tử
"Y tôn tất độc - Biện trị đại pháp luận" 

Tật bệnh có chia biểu lý, phép trị có phân biệt, không được chạy chữa lẫn lộn nếu trái lại sẽ chuốc hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh ở Biểu thì nên giải biểu, nếu lại công lý là cái sai lầm đánh vào nơi không bệnh, tạo thành lý hư, biểu tà có thể nhân đó mà vào lý.

Bệnh ở Lý đừng phát tán phần biểu, nếu không thì mắc sai lầm phá tan phên dậu, mồ hôi ra dẫn đến thương dương lâm sàng nên cẩn thận.


261. Thuốc phát hãn nên dùng sớm. Thuốc công hạ nên dùng muộn.

Thanh - La Quốc Cương 
"La thị hội ước y kính - Thương hàn hãn nghi tào hạ nghi trì" 

Đây là một vấn đề có tính nguyên tắc khi vận dụng hai phép Hãn - Hạ để chữa Thương hàn ngoại cảm bệnh.

Tác giả giải thích "nên phát hãn sớm là nói phong hàn từ biểu mà vào, thì nên giải biểu ngay, tà khí theo biểu mà giải, tránh khỏi phạm vào lý sẽ biến sinh chứng khác. Còn nên công hạ muộn là nói tà khí truyền vào phủ của Dương minh, đợi cho tà nhiệt úng thịnh ở Lý, dùng thuốc hạ bỏ tà nhiệt thì bệnh khỏi. Nếu tà nhiệt chưa thịnh mà hạ sớm thì chính khí bị thương, khí âm hàn nhân chỗ hư mà phạm vào, sợ biến thành Bĩ khí, Kết hung" lý lẽ đã rõ không phải nói thêm.


262. Vật chất gây nên mồ hôi, lấy dương khí để vận dụng; lấy âm tinh làm tài liệu.

Thanh - Ngô Cúc Thông 
"Ôn bệnh điều biên - Hãn luận" 

Câu này bao quát cơ chế sinh lý của mồ hôi, nêu ra cơ chế lý luận của phép Hãn, vì "mồ hôi là sự kết hợp trưng hoá giữa Dương khí với Âm tinh mà có.

Dương khí là động lực, khí hư vô lực thì khó mà tạo ra mồ hôi, điều trị nên bổ mới có mồ hôi, bài thuốc như Sâm tô ẩm. Âm tinh là tài liệu, hư thì mồ hôi sẽ bất túc, điều trị nên tư âm mới ra mồ hôi, bài thuốc như Gia giảm Uy di thang...


263. Muốn biểu tán, nên tránh dùng vị thuốc chua lạnh. Muốn giáng xuống, chớ dùng kiêm thuốc thăng tán.

Thanh - Từ Linh Thai 
“Tạp bệnh nguyên - Khí vị" 

Dược tính vị chua, phần nhiều thu liễm và cố sáp, dược tính vị thuốc lạnh mát, đa số trầm giáng mà tả hạ... đều là những vị thuốc không lợi khi dùng phép thăng tán giải biểu. Cho nên lúc này nên tránh dùng các loại thuốc ấy.

Những vị thuốc có đủ tác dụng thăng tán đương nhiên không lợi cho khi cần giáng hạ, cho nên cũng không nên cho uống lẫn lộn.

Câu này nêu lên sự kiêng tránh khi dùng thuốc thăng tán giải biểu với thuốc giáng hạ.


264. Thốn mạch Nhược, không được phát hãn, nếu phát hãn sẽ vong dương. Xích mạch Nhược, không được phát hãn, nếu phát hãn sẽ vong âm.

Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Y môn bát pháp - Luận Hãn pháp" 

Ở đây căn cứ vào mạch tượng mà nêu lên sự cấm kỵ của phép Hãn. Ngô Cúc Thông bàn rằng: "Vật tạo ra mồ hôi là thông qua sự vận dụng dương khí, lấy âm tinh làm tài liệu".

Thốn mạch chủ Tâm Phế, hai tạng này đều ở phía trên, thuộc Dương. Thốn mạch Nhược thì biết là dương đã hư, nếu lại phát hãn, sợ khí sẽ thoát theo dịch, dương hư càng nặng, dẫn đến vong dương, cho nên nói không được phát hãn.

Xích mạch chủ Thận, tạng này ở phía dưới, thuộc Âm. Xích mạch Nhược thì biết là Âm bất túc, nếu lại phát hãn sẽ càng tổn thương phần âm sẽ dẫn đến vong Âm cho nên cũng không nên phát hãn lần nữa.

                   Dựa vào mạch để chẩn bệnh)

265. Chữa phong trước hết chữa huyết, huyết lưu hành thì phong tự diệt.

Tống - Trần Tự Minh 
"Phụ nhân đại toàn lương phương - Chúng tật môn - 
Phụ nhân tặc phong thiên khô chi luận" 

Đây là nguyên tắc trọng yếu để chữa phong chứng, đời sau lưu truyền rất rộng là "chữa phong trước hết chữa huyết, huyết lưu hành thì phong tự diệt".

Phong với Huyết có mối tương quan bệnh lý chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau, cho nên chữa phong chứng phải chiếu cố chữa huyết.

Phong có chia ra Nội và Ngoại. Nội phong căn bản vốn là khí huyết trái ngược nhau mà dẫn đến động phong, lúc này chữa Huyết vốn là chính trị chứ không phải máy móc gò ép, như huyết hư chủ phong cần dưỡng huyết, huyết nhiệt động phong cần lương huyết v..v....

Đời sau vận dụng lý luận này, chủ yếu gò bó vào cách điều trị ngoại phong xâm nhập. Ngoại phong xâm phạm kinh lạc, huyết mạch không được hòa, vít nghẽn không thông nên dẫn đến các chứng tê đau. Lúc này khi dùng phép khu phong đồng thời tham gia các vị thuốc dưỡng huyết thông lạc hỗ trợ cho khí huyết vận hành, chính khí khoẻ mạnh, thì dễ dồn đuổi bệnh tà.

Những phương thường dùng để chữa chứng Tỳ phần nhiều gia Quy Khung là theo ý tứ ấy. Một số phương thuốc chữa Biểu chứng cũng chọn những vị thuốc dưỡng huyết thông lạc cũng theo đạo lý ấy, như cửu vị khuơng hoạt thang trong đó có Xuyên khung là một ví dụ.


266. Thuốc chữa phong dược nên kiêm thuốc dưỡng huyết, mục đích để hạn chế cái táo. Thuốc dưỡng huyết nên kiêm thuốc sưu phong, mục đích để lưu hành cái trệ.

Thanh - Ưông Ngang 
"Y phương tập giải - Khu phong chi tễ" 

Đây là nêu vấn đề phối hợp giữa thuốc khu phong và thuốc dưỡng huyết, có thể nói là sâu sắc về việc phối ngũ giữa động và tĩnh.

Thuốc khu phong phần nhiều cay - ấm - đắng - ráo rất dễ thương âm, phối ngũ với thuốc dưỡng huyết là có ý khống chế cái táo.

Thuốc dưỡng huyết phần nhiều mềm mại và nhớt, rất dễ trở ngại Vị, phối ngũ với thuốc khu phong có thể lưu hành cái trệ; đối với việc phối ngũ với thuốc hành khí tuy đường rẽ có khác nhưng công hiệu như nhau thật khéo, những vị thụốc thường dùng như Phòng phong, Khuơng hoạt.


267. Thử bệnh trước hết dùng thuốc cay mát. Tiếp theo dùng thuốc ngọt lạnh, cuối cùng dùng thuốc toan tiết thu liễm không cần dùng thuốc hạ.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"ấu khoa yếu lược - Hạ nhiệt" 

dẫn lời của Trương Phong Đạt

Nêu lên phương pháp từng bước điều trị Thử bệnh thật là khái quát xác đáng, được đời sau tôn là mẫu mực để trị bệnh Thử.

Thử là tà khí Hỏa nhiệt. Thanh thử quét nhiệt là đại pháp điều trị, nhưng quá trình phát bệnh có quy luật diễn biến đầy đủ nhất định và chứng hậu biểu hiện khác nhau, điều trị cũng có chỗ khác nhau.

Lúc bắt đầu phát bệnh Thử tiến rất nhanh vào khí phận, nên thấy các chứng sốt cao, phiền khát, ra mồ hôi, mạch Hồng Đại, gặp trường hợp này, nên dùng phép chữa tán hàn thanh khí như dừng phương Bạch Hổ thang.

Nói "trước tiên dùng thuốc cay mát" tức là chỉ vào những vị thuốc cay mát liều cao của Bạch Hổ thang, chứ không phải là cay mát giải biểu.

Tiếp theo là thử tà làm hại khí tân dịch, điều trị theo phép thanh nhiệt sinh tân, dùng thang thuốc có vị ngọt lạnh như Thanh thử ích khí thang của Vương Mạnh Anh.

Đến thời kỳ cuối của bệnh Thử, vì tân dịch tổn thương nhiều mà muốn thành chứng Thoát, điều trị nên dùng những vị ngọt chua để ích khí liễm tân dịch và cố thoát như dùng bài Sinh mạch tán.

Chứng Thử tuy dễ hao thương khí và tân dịch, nhưng lại rất ít hình thành Dương minh phủ thực chứng, nên mới nói "không cần dùng thuốc Hạ".


268. Phép chữa chứng Thử tốt nhất là thanh Tâm lợi tiểu tiện.

Minh - Vương Luân 
"Minh y tạp trứ - Thử bệnh" 

Câu này giới thiệu đặc điểm đối với Thử tà kiêm thấp, nhưng không nói phép trị, có chỗ khác nhau với danh ngôn nói trên do Thử bệnh đơn thuần gây bệnh.

Thử tà gây bệnh, phần nhiều kiêm cả thấp tà tác hại cho nên mới có thuyết "Thử phải kiêm thấp".

Thử nhiệt kiêm thấp xâm phạm tới Tâm, thường gây nên các chứng mình nóng, Tâm phiền, tiểu tiện sẻn đở, miệng khô mà không muốn uống nước v.v.. điều trị vừa phải thanh bỏ cái nhiệt ở kinh Tâm, lại vừa phải thấm lợi tiểu tiện đưa cái nhiệt đi xuống, dẫn Tâm Hỏa theo tiểu tiện bài tiết ra, như dùng phương Đạo xích thanh Tâm thang.

Danh ngôn này tham khảo với danh ngôn nói trên, thì phép chữa chứng Thử được coi là toàn vẹn.


269. Ngoại thấp nên biểu tán. Nội thấp nên đạm thấm. 

Nguyên - Chu Đan Khê 
"Đan Khê tâm pháp trị yếu - Thấp" 

Câu này nêu ra phép chữa khác nhau giữa thấp tà ở bên ngoài và ở bên trong. Ngoại thấp thì tà khí ở biểu, nên dùng phép tuyên tán.

Nội thấp là tà khí ở lý, nên dùng thuốc đạm thấm lợi tiểu tiện thực thuộc chính trị. Hai biện pháp này không được xử trí lẫn lộn.


270. Chữa thấp mà không lợi tiểu tiện là không biết phép chữa.

Kim - Lý Đông Viên 
“Tỳ Vị luận - Điều lý Tỳ Vị trị nghiệm" 

Câu này nêu lên đại pháp chữa thấp tà ở bên trong, đến nay vẫn được mọi người tin phục.

Thấp là do thuỷ khí hoá ra, tính nó dồn xuống nên có các chứng do thấp tà gây nên như tiết tả, phù thũng, đều phải nhân cơ hội đó mà khơi thông khiến cho thấp có lối thoát, vì vậy lợi tiểu tiện là phép chữa được lựa chọn trước tiên.


271. Chữa Thấp bệnh ở Lý lấy lợi tiểu tiện là ý nghĩa thứ nhất. Chữa Thấp bệnh ở Biểu lấy hơi ra mồ hôi là ý nghĩa thứ nhất.

Thanh - Trình Hạnh Hiên 
“Y thuật - quyển 5" 

Nêu lên phép chữa khác nhau khi thấp tà ở biểu hay ở lý, có thể tham khảo các danh ngôn nói ở trên.

Thấp tà ở Lý, phải lợi tiểu tiện để cho tà có đường rút cho nên mới nói "chữa thấp mà không lợi tiểu tiện là không biết phép chữa", rõ ràng là ý nghĩa thứ nhất để điều trị Thấp ở Lý.

Thấp tà ở Biểu, thường kết hợp với phong tà, điều trị nên cho hơi ra mồ hôi, không được làm ra mồ hôi nhiều. Trọng Cảnh sớm đã chỉ rõ "Kim Quĩ yếu lược" có câu "Chữa phong thấp nên phát hãn, nhưng chỉ làm cho tý chút giống như ra mồ hôi là tà khí phong thấp đều rút”. Nếu "ra nhiều mồ hôi, sợ phong khí rút đi còn lại thấp khí, vì thế mà không khỏi. Cho nên chữa phong thấp ở biểu lấy hơi ra mồ hôi là ý nghĩa thứ nhất.


272. Tài liệu Phong thấp bàn về Hãn pháp, quý ở từ từ không quý sự hấp tấp.

Thanh - Lôi Thiếu Quỳ 
“Thời bệnh luận - Phong thấp" 

dẫn lời của Dụ Gia Ngôn

Đây là tổng kết về sự kiêng kỵ khi vận dụng Hãn pháp để chữa phong thấp ở Biểu. Họ Lôi ca ngợi bội phần, gọi đó là "kim vàng trong chữa bệnh phong thấp"

Phong thấp luận trong "y môn pháp luật" của Dụ Gia Ngôn nguyên văn có câu "... Các chứng ra mồ hôi, sự gió, đoản hơi, phát sốt, đau đầu, khớp xương đau, mình nặng phù nhẹ... những tình huống ấy nên chữa bằng phép ra mồ hôi, phép ra mồ hôi này có khác với phép ra mồ hôi thông thường. Dùng Ma hoàng thang tất phải gia Bạch truật hoặc gia Ý dĩ nhân để trừ bỏ thấp. Dùng Quế chi thang tất phải bỏ Bạch thược, gia Bạch truật, nặng hơn thì dùng Phụ tử để làm ấm đường Kinh. Khi lấy ra mồ hôi lại "Quý ở từ từ không quý sự hấp tấp" vội vã, vì hấp tấp thì phong rút mà thấp tồn tại, từ từ thì cả phong lẫn thấp cùng rút. Câu nói này có thể tham khảo với những danh ngôn nói ở trên.


273. Táo ở trên thì cứu Tân, táo ở giữa thì tăng Dịch, táo ở dưới thì tư huyết.

Thanh - Du Căn Sơ 
“Thông tục Thương hàn luận - Lục kinh tổng quyết" 

Nêu lên phép chữa lớn theo ba thời kỳ sơ - trung - mạt của chứng Thu táo.

Thu táo là cảm nhiễm táo tà ở mùa Thu, lấy tân dịch khô ráo là biểu hiện chủ yếu của bệnh chứng ngoại cảm. Phép trị nói chung là "chữa táo thì phải nhuận".

Nhưng Thu táo từ khi phát bệnh cho đến thời kỳ cuối, "trước hết hại Phế tân, tiếp theo hại đến Vị dịch, cuối cùng tổn thương Can huyết Thận âm", biểu hiện lâm sàng có khác nhau, cho nên điều trị cũng có chỗ chú trọng.

Thời kỳ đầu táo tà từ bên ngoài xâm phạm "trước tiên hại Phế tân", xuất hiện các chứng trạng ho khan không có đờm, họng khô mũi ráo v.v... điều trị nên thanh Phế nhuận táo sinh tân như dùng hài Thanh táo cứu Phế thang, đấy tức là cái ý "táo ở trên thì phải cứu tân".

(Xem thêm: Chữa Đờm)

Thời kỳ giữa là táo tà phạm vào Vị, Vị dịch tổn thương, gây nên các chứng phiền khát, lưỡi khô môi ráo, điều trị theo phép dưỡng Vị tăng dịch như dùng phương Dưỡng Vị thang, đây tức là cái ý "táo ở giữa thì tăng dịch".

Thu táo ở thời kỳ cuối tổn thương đến Can Thận, âm huyết bị hại, xuất hiện các chứng trạng phát sốt về đêm, táo bón, lưỡi đở tía ít tân dịch, nặng hơn thì hư phong nội động, điều trị phải bù đắp âm huyết của Can Thận như dùng các phương Tam giáp phục mạch, Đại định phong châu... đây tức là cái ý nói "táo ở hạ tiêu thì phải tư huyết"

Chữa táo có khác với chữa Hỏa. Chữa Hỏa có thể dùng thuốc đắng lạnh. Chữa táo thì cần nhu nhuận, cho nên những đơn thuốc nói trên đều có cái gốc từ những vị ngọt lạnh hoặc mặn lạnh.

Thuốc đắng lạnh thường dễ thương âm, tất cả đều nên tránh, nguyên tắc điều trị này bao gồm các loại tích táo ở trong đối với nhiều loại táo bệnh đều có ý nghĩa chỉ đạo rất bổ ích.


274. Táo ở trên thì chữa ở Khí Táo ở dưới thì chữa ở Huyết

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Táo" Thiệu Tân Phủ án 

Quy nạp những kinh nghiệm quý báu của Diệp Thiên Sĩ về điều trị táo ở trên và táo ở dưới.

Táo ở trên nói chung phần nhiều thuộc ngoại tà tổn thương Thượng tiêu khí phận con người, biểu hiện là khí phận ở Phế Vị bị hun đốt, điều trị nên dùng phép tân lương âm nhuận như dùng bài Thanh táo cứu Phế thang của họ Dụ.

Táo ở dưới nói chung là chỉ nội thương Can Thận ở Hạ tiêu, biểu hiện là tinh huyết khô cạn, điều trị nên nhu dưỡng tinh huyết của Can Thận, nặng hơn thì mượn loại thuốc huyết nhục hữu tính để bồi bổ, dùng các phương như Đại bổ địa hoàng hoàn và Lục vị địa hoàng hoàn.


275. Hỏa của ngoại cảm, dùng thuốc mát để thanh. Hỏa của nội thương, dùng thuốc bổ để thanh.
Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Luận Thanh pháp" 

Câu này nêu lên đại pháp điều trị ngoại cảm và nội thương dẫn đến Hỏa chứng.

Hỏa có hư thực khác nhau. Chứng có ngoại cảm nội thương khác nhau. Điều trị có bổ tả không giống nhau.Hỏa của ngoại cảm do sự biến hoá của ngoại cảm lục dâm, thuốc thực Hỏa, điều trị nên áp dụng phép "bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn" cho nên "lấy thuốc mát để thanh"

Hỏa của nội thương là do âm dương khí huyết không điều gây nên, thuốc Hư Hỏa, điều trị nên điều bổ âm dương khí huyết, như khí hư phát nhiệt thì nên bổ khí, âm hư phát nhiệt thì nên tư âm, cho nên nói "bất túc thì bổ "là như thế.

Hai loại Hỏa chúng của ngoại cảm và nội thương cần được phân biột rõ ràng không được lẫn lộn.

276. Đan Khê tiên sinh chữa bệnh không ra ngoài Khí - Huyết - Đàm. Cho nên dùng thuốc chủ yếu có ba loại: Bệnh ở Khí thì đùng Tứ quân tử. Bệnh ở huyết thì dùng Tứ vật thang. Bệnh ở Đờm thì dùng Nhị trần thang. Bệnh mắc đã lâu thuộc uất, chủ trị bằng phương chữa uất, đó là Việt cúc hoàn.
Minh - Vương Luân 
"Minh y tạp trứ - Y luận" 

Đây là kinh nghiệm tổng kết chữa tạp bệnh của Chu Đan Khê, đời sau quy nạp thành "Tứ pháp trị bệnh luận".

Họ Chu không chỉ sáng lập ra phải dưỡng âm, mà còn có sở trường về chữa tạp bệnh. Vương Luân ái mộ Đan Khô, đã tổng kết lời nối là "Chữa tạp bệnh thì áp dụng phép của Đan Khê " Có thể thấy ảnh hưởng rất lớn.

Đan Khê chữa tạp bệnh lấy Khí - Huyết - Đàm - Uất làm "cương". Phàm những bệnh mắc đã lâu, ông cho rằng có uất trệ, sáng lập ra phương thuốc trứ danh Việt cúc hoàn. Đó là chỗ độc đáo của họ Chu. Những nét lớn ở câu nối trên nó ảnh hưởng rất lớn cho các y gia đời sau, đã được ứng dụng rộng rãi.


277. Chủ trị tạp chứng có bốn chữ: Khí - Huyết - Đàm - uất

Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Tạp bệnh chủ trị tứ tự luận" 

Câu này lấy những kinh nghiệm chữa tạp bệnh của Chu Đan Khê - "Tứ pháp trị bệnh luận" có khái quát rất rõ ràng, làm khuôn mẫu cho những người điều trị tạp bệnh, có thể tham khảo với các danh ngôn nói trên.


278. Bệnh mắc đã lâu phải tham khảo sử dụng uất pháp

Thanh - Chu Học Hải 
"Độc y tuỳ bút - Hư thực bổ tả luận" 

Chu Học Hải quy nạp những kinh nghiệm độc đáo về điều trị bệnh mạn tính của Chu Đan Khê, được đời sau ca tụng. Đan Khê chữa tạp bệnh, lấy Khí - Huyết - Đàm - Uất làm cương, nhất là coi trọng Uất chứng. Từng nói "khí huyết điều hòa thì vạn bệnh không sinh ra - một khí phật uất thì mọi bệnh sẽ sinh ra. Cho nên mọi tật bệnh ở người ta phần nhiều sinh ra từ uất" mấu chốt điều trị chủ yếu là ở khí cơ. Bệnh mắc lâu phần nhiều do uất, cho nên bệnh mắc lâu phải tham gia phép giải uất, sơ lý khí cơ, nên đã chế ra bài thuốc chữa uất nổi tiếng là Việt cúc hoàn, cho đến nay được ứng dụng nhiều trên lâm sàng.


279. Bệnh mắc đã lâu phải chữa ở đường Lạc.

Thanh - Chu Học Hải 
"Độc y tùy bút. Hư thực bổ tả luận " 

- dẫn lời của Diệp Thiên Sĩ

Đây là một câu quy nạp kinh nghiệm điều trị của Diệp Thiên Sĩ đối với bệnh mạn tính có thể coi là sáng kiến.

"Bị bệnh lâu phải chữa ở đường Lạc "nguyên là nhận thức biện chứng của Diệp Thiên Sĩ về "Bệnh lâu vào lạc". Ông cho rằng với một số bệnh mạn tính, vì tà khí dây dưa kéo dài tất nhiên tổn thương đến huyết lạc, nên mới nói "Lúc mới bị bệnh thấp nhiệt ở Kinh, lâu ngày thì ứ nhiệt ở Lạc "và" "lúc bắt đầu ở Kinh, ở Khí, để lâu ngày thì vào Lạc vào Huyết".

Tức là bệnh chia ra mới và cũ; có chia ra ở kinh (khí) và ở Lạc (huyết). Tật bệnh ở thời kỳ đầu, vị trí bệnh nông ở biểu phần nhiều gặp ở Khí phận mà tại Kinh. Bệnh lâu ngày vị trí ở sâu, phần nhiều tổn thương đến huyết phận mà tại Lạc, nhận thức này là cống hiến độc đáo của họ Diệp đối với lý luận Đông y, đời sau lưu truyền câu "Bệnh lâu ngày phần nhiều do ứ" vốn là từ đấy.

Đã là "bệnh lâu thì vào Lạc” sao lại còn nói "bệnh lâu phải chữa ở Lạc" đó là thuận tai mà thành văn. Họ Diệp chữa bệnh ở Lạc khá đặc sắc, buộc phải dùng những loại thuốc cay nhuận hoặc loài sâu bọ, được các Y gia đời sau rất tán thành, là kho kinh nghiệm quý cho Đông Y điều trị bệnh mạn tính.


280. Bệnh đã lâu, lấy ăn ngủ làm chủ yếu, không cần phải vội vã luận bệnh.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Thổ huyết" 

Ý nói bệnh hư tổn lâu ngày cần phải coi trọng giấc ngủ, cải thiện việc ăn uống, không phải hấp tấp điều trị bản thân tật bệnh, thể hiện kinh nghiệm của Diệp Thiên Sĩ lấy điều dưỡng để điều trị suy hư của cơ thể, ông quy nạp là quan điểm "bảo tổn thân thể, đó cũng là "giữ lấy người rồi sau trị bệnh". Mấu chốt điều trị bệnh đã lâu hư tổn là chăm sóc điều dưỡng Tỳ Vị, coi sự thịnh suy của Tỳ Vị làm thước đo cho bệnh tình nặng nhẹ, làm căn cứ chủ yếu cho sự chuyển qui; lấy việc ăn được hay không làm cái mốc trọng yếu để nói lên sự thịnh suy của Vị khí cũng như việc ăn, tình huống giấc ngủ tốt hay không cũng phản ánh âm dương mất điều hòa của cơ thể, lấy chính khí bị tổn hại có được cải thiện hay không làm chỉ tiêu. Tóm lại, tình huống ăn uống và giấc ngủ có quan hệ trực tiếp đến sự hư tổn, mức độ của bệnh biến và chuyển quy của bệnh tình, đó là vấn đề trọng yếu trước mắt. Nếu như không chiếu cố đến ăn uống giấc ngủ của người bệnh cho tốt, cứ một mực bàn cách chữa bệnh, đó là biện pháp "chỉ thấy bệnh không thấy người" có thể nói là không biết phép điều lý chỗ Hư. Câu này có giá trị tham khảo xác đáng đối với điều trị Hư tổn.