So sánh các loại mạch giống nhau

Mạch Hồng với mạch Hư cũng đều đi nổi lên (phù) (Phù hữu lực là Hồng, vô lực là Hư)


Trầm với Phục đều là mạch đi chìm xuống (trầm) (mạch Trầm đi ở khoảng gân, ấn nặng tay vào thì thấy. Mạch Phục đi sát trong xương, ấn nặng tay cũng không thấy; phải đẩy gân ra một bên, ấn sát vào xương mới thấy).


Sác với Khẩn đều là mạch nhanh (Mạch Sác đi nhanh một hơi thở đập 6 lần, nên gọi là sác; mạch Khẩn thì không cứ phải đủ 6 lần, duy thấy mạch huyền mà cấp bách và đạp chằm chằm bên này bên kia giống như chiếc dây xoắn).


Trì với Hoãn cũng đều là mạch chậm (Trì thì đập từ từ, một hơi thở 3 cái, hoãn thì nhảy thong thả, một hơi thở 4 lần).


Thực với Lao cũng đều kiêm cả 4 mạch: huyền, đại, thực và trường (Mạch thực tìm ở ba mức phù, trung, trầm đều như nhau, nhưng mạch lao thì phải ấn sát tay mới thấy).


Hồng với Thực đều là mạch hữu lực (Hồng thì khi ấn nặng thấy giảm sút, thực thì dù ấn nặng mạch vẫn mạnh).


Cách với Lao cũng đều to và một dạng với mạch huyền (Cách thì ấn nhẹ tay là thấy, lao thì ấn nặng tay mới thấy được).


Nhu với Nhược đều nhỏ bé cả (Nhu thì ấn nhẹ tay mới thấy, ấn nặng tay sẽ không thấy, nhược thì ấn nặng tay mới thấy, ấn nhẹ tay sẽ không thấy).


Đoản với Động đều là không đầu không đuôi (Đoản là âm mạch, đi lại thấy chậm chạp, động là dương mạch, đi lại thấy nhanh nhảu).


Sác mà thỉnh thoảng ngừng một cái gọi là Xúc Hoãn mà thỉnh thoảng ngừng một cái gọi là Kết Đi lại vướng mắc tựa như muốn ngừng mà không phải ngừng gọi là mạch Sắc.


Động mà nửa chừng thấy ngừng rồi không thấy tiếp tục như cũ, khi ngừng có số nhất định gọi là mạch Đại