Chứng trị bệnh tật

402. Bệnh đàm ẩm, nên lấy thuốc ôn để hòa.


Đông Hán - Trương Trọng Cảnh 
"Kim quĩ yếu lược - Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng trị” 

Nêu lên đại pháp điều bị bệnh đàm ẩm, đời sau tôn sừng là mẫu mực để trị đàm ẩm. Ẩm là âm tà, gặp lạnh thì tụ, gặp ấm thì hoá. Thuốc ôn có thể giúp đỡ dương khí, hoá thấp kiện Tỳ, vừa có thể hoá được cái ngọn của đàm, lại có thể đánh tận gốc cái nguồn của đàm, thực là thuốc đúng đắn chữa đàm ẩm. Phương thuốc đại biểu là Linh quế truật cam thang. Nói "thuốc ôn” là chỉ dược tính vừa không nóng quá, lại không có xu hướng cương táo, tránh dược cái khiến cho đàm ẩm hoá nhiệt, thương tân dịch và hao âm: đây tức là ý nói "để hòa". Cẩn chỉ rõ "Kim quỹ yếu tược" bàn Đàm ẩm, thực tế là chỉ chúng Thuỷ ẩm chứ không ngụ có chứng Đàm nhiệt. Không nói mà chỉ ví dụ, đối với chứng Đàm nhiệt nên dùng phép thanh nhiệt hoá đàm mà chữa, lúc này lại không nên "lấy thuốc ôn để hòa" nữa.

403. Người giỏi chữa đàm, không chữa đàm mà chữa khí, khí thuận thì tân dịch toàn thân cũng thuận theo khí.


Nguyên - Chu Đan Khê 
“Đan Khê tân pháp - Đàm - Phụ lục" 

Nêu ra một phương pháp trọng yếu để chữa Đàm Ẩm. Đàm do tân dịch biến hoá ra, mà tân dịch thì theo khí để vận hành, nếu khí đạo rít tắc tân dịch thì đọng lại mà thành đờm thành ẩm. Cho nên khí đạo ở con người lấy thuận làm quý, thuận thì tân dịch lưu thông không lo gì Đàm Ẩm ngưng tụ nữa, đây là lý lẽ chữa Đàm nên chữa Khí.


404. Phía trên có n hiệt đàm, kiêng dùng thuốc bổ. Phía dưới có hàn thấp, kiêng dùng thuốc tả.


Thanh - Vương Yến Xương 
"Vương thị y tồn - Phục dược cấm kỵ" 

Nêu lên việc dùng thuốc cấm kỵ trong hai chứng Đàm nhiệt và Hàn thấp. Thượng tiêu có nhiệt đàm, nếu ăn uống thức bổ, chỉ chuốc lấy đàm vướng mắc và nhiệt tích chứa, so với bệnh tình là bất lợi theo lý nên kiêng kỵ. Hạ tiêu có hàn thấp, dưỡng khí không mạnh lại ăn uống thức tả, có thể làm thương dương gấp bội, so với bệnh tình là không lợi, cho nên phải kiêng kỵ.


405. Mở quỷ môn, sạch tĩnh phủ, loại trừ rác rưởi uất kết.


"Tố Vấn - Thang dịch giao lễ luận" 

Quỷ môn là lỗ mồ hôi, Tĩnh phủ là Bàng quang. Mở quỷ môn sạch tĩnh phải là ý phát hãn và lợi tiểu tiện, "uyển" cũng như "uất" có ý uất kết. Rác rưởi là thứ bỏ đi. Nói lên những thuỷ dịch cặn bã uất trệ trong cơ thể, bỏ rác rưởi tức là trừ được thuỷ thấp tích trệ trong cơ thể, chỉ sử dụng phép trục thuỷ như Cam toại, Đại kích.

Danh ngôn này nói tóm tắt đại pháp chữa thuỷ thũng. Phát hãn, lợi niệu, trục thuỷ là những phép chữa thuỷ thũng duy nhất từ xưa đến nay. Nguyên văn "... tân dịch đầy tràn... chữa như thế nào? Kỳ Bá trả lời: điều tri thăng bằng, bỏ rác rưởi, khuấy động tay chân, áo ấm, chọn chỗ ấm kích thích để hồi phục sức khoẻ; mở quỉ môn, sạch tĩnh phủ..."


406. Nơi có bệnh thuỷ, lưng trở xuống thũng, nên l ợi tiểu tiện; lưng trở lên thũng, nên phát hãn thì khỏi.


Đông Hán - Trương Trọng Cảnh 
"Kim quĩ yếu lược. Thuỷ khí bệnh mạch chứng trị”! 

Nêu lên nguyên tắc chữa bệnh Thuỷ thũng. Do bộ vị thuỷ thũng khác nhau mà nêu ra hai phép Hãn, Lợi, thể hiện tư tưởng "nhân thế lợi đạo" của Đông y. Lưng trở xuống Thũng, bệnh ở Lý ở dưới dễ tả, cho nên dùng phép lợi tiểu tiện. Lưng trở lên Thũng, bệnh ở Biểu ở trên dễ tán, cho nên dùng phép hãn. Nguyên tắc điều trị này đến nay vẩn chỉ đạo lâm sàng có hiệu quả. Đương nhiên, hãn, lợi là đại pháp chủ yếu chữa Thuỷ thũng, nhưng không loại trừ các phép táo thấp, ôn hoá, lý khí, trục thủy. Lâm sàng thường ứng dụng liên hiệp vài phép chữa với nhau.


407. Người giỏi chữa thuỷ, không chữa thuỷ mà chữa Khí.


Thanh - Ngô Cúc Thông 
"Ôn bệnh điều biện -Tạp thuyết -Trị huyết luận” 

Danh ngôn này nêu điều trị bệnh Thuỷ thấp cẩn phải điều khí, chúng minh bệnh Thuỷ thấp có liên quan chặt chẽ với Khí. Khí là dương. Thuỷ là âm. Dương hoá khí. Âm thành hình. Khí là động lực của thuỷ. Người xưa còn lý luận "Khí là mẹ của Thuỷ" đều nói lên lý lẽ chữa Thuỷ phải nên điều Khí. Kinh nghiệm qua lâm sàng là đứng.


408. Tâm pháp chữa ẩm. Phát hãn lấy bốn chữ đầu “ đau nhức nặng mình” làm mấu chốt. Lợi tiểu tiện lấy bốn chữ “chi mãn huyễn mạo” làm mấu chốt.

Thanh - Phần Dư Thị 
"Y nguyên" 

Nêu các phép biện chứng mấu chốt để chữa Thuỷ ẩm là Hãn - Lợi - Hạ. Thuỷ ẩm gây bệnh, tuỳ khí thăng giáng, chứng trạng xuất hiện khá nhiều. Tràn ra ngoài thì thân thể nặng nề đau nhức, tràn ngang ra thì ngực sườn đầy nghẽn, phạm lên Phế thì gây ho, lấn lên Tâm thì hồi hộp; ở Vị thì nôn, rót xuống ruột thì đầy, xông lên trên thì huyễn mạo... hàng loạt triệu chứng xuất hiện không nói hết.

Điều trị thì chia ra ba phép Hãn, Lợi, Hạ.

Hãn pháp thích hợp với chứng Dật ẩm thuỷ khí tràn ra ngoài, chứng trạng chủ yếu là mình nặng và đau, dùng các phương Đại, Tiểu thanh long.

Lợi pháp thích hợp với các chứng Đàm ẩm, chi ẩm, có chứng trạng "chi mãn huyễn mạo" là chủ yếu, dùng các phương Linh quế truật cam thang, Trạch tả thang.

Mà phép lợi đại tiện thích hợp với các chứng thuỷ ẩm kiêm cả chứng Phủ thực, chứng trạng chù yếu là bĩ đầy cứng rắn và đau, dùng các phương như Hậu phác đại hoàng thang, Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn.


409.Chữa năm chứng Tiết, bình thuỷ Hỏa cho sạch cái nguồn, lấy đất đắp đê để ngăn dòng chảy.


Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án. Tiết tả” 

dẫn nhận xét của Tưởng Thức Ngọc

Khái quát phép chữa Tiêu Bản chứng bệnh Tiết tả. Bình thủy Hỏa làm thanh cái nguồn là chữa Bản. Lấy đất đắp đê ngăn dòng chẩy là chữa Tiêu.

Năm loại tiết (sôn, đường, vụ, nha, hoạt) không loại nào là không do thấp khí quá thịnh, đấy là hiện tượng Tiêu. Xét đến nguyên nhân, tác giả cho rằng: "phải tìm đến thuỷ Hỏa”. Vì nghĩ đến thuỷ Hỏa của con người cũng như cái cân, bên này nặng thì bên kia nhẹ. Hỏa thắng thì thuỷ thua, thuỷ thắng thì Hỏa thua”.

Nói thuỷ Hỏa là chỉ Hàn Nhiệt. Nếu Hàn thắng thì thành Hàn thấp tiết tả, nhiệt thắng thì thành Hiệp nhiệt hạ lợi. Hàn thì phải ôn. Nhiệt thì phải thanh, đó tức là "bình thuỷ Hỏa cho thanh cái nguồn".

Thuỷ chỉ sợ Thổ lại hay thắng thấp. Bổ Tỳ thổ là phép chính chữa Tiết tả, cho nên nói "lấy đất đắp đê lấp dòng chẩy". Nhưng không nên bổ lẻ loi, mà phải trong Bổ kiêm Lợi để tránh cái vạ làm bền chắc tà khí.

(Xem thêm: Bàn về Tiêu Bản)

410. "Ly tật " hành huyết thì đại tiện ra mủ tự khỏi. Điều khí thì hậu trọng tự trừ.


Kim - Lưu Hoàn Tố 
“Tố Vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập - Tả luận" 

Tổng kết kinh nghiệm chữa Lỵ tật, đến nay vẫn được các y gia tin phục. Đại tiện ra mủ máu trắng đở và lý cấp hậu trọng là hai chủ chứng lớn. Loại trên là do huyết phận sáp trệ, huyết nát hoá mủ, điều trị nên dùng các loại hành huyết điều doanh, huyết hòa thì mủ sẽ dứt. Hậu trọng là do khí cơ ngăn trệ, điều trị nên hành khí đạo trệ. Khí điều thì lý cấp hậu trọng tự nhiên tiêu trừ. Lưu Hoàn Tố chế ra bài thuốc nổi tiếng Thược dược thang, vị Thược dược, Đương qui trong bài là thuốc hành huyết, các vị Mộc hương, Tân lang tà thuốc điều khí, thật là mẫu mực.


412. Mới bị Lỵ thì nên thông. Lỵ đã lâu thì nên sáp.


Thanh - Trình Hạnh Hiên 
"Hạnh Hiên y án tập lục - Hội Tân Cốc Trung - Chủng lỵ tật án" 

Bao quát quy luật chung chữa chứng Lỵ tật, đến nay vẫn được ưa dùng trong lâm sàng.

Khi mới bị lỵ, phần nhiều thấy đau bụng, lý cấp hậu trọng đại tiện ra mủ máu trắng đở, rêu lưỡi nhớt, mạch Huyền Hoạt, đa số là Thực chúng. Thực thì phải thông. Điều trị nên thanh nhiệt hoá thấp đạo trệ, tránh dùng những thuốc thu sáp chỉ tả để tránh sai lầm đóng cửa giữ giặc trong nhà. Hạ lỵ đã lâu, phần nhiều là Hư chứng, Hư thì phải Bổ phải Sáp, kỵ dùng thuốc công phạt cho khỏi tổn thương chính khí.

Diệp Thiên Sĩ đời Thanh từng nói: "Đại pháp chữa Lỵ chẳng qua có hai nghĩa Thông và Tắc", ý nghĩa cơ bản nhất trí với danh ngôn này.


413."Háo suyễn" chưa phát lấy phù chính làm chủ yếu. Khi đã phát lấy công là làm cấp thiết.


Nguyên - Chu Đan Khê 
"Đan Khê tâm pháp - Háo suyễn" 

Bệnh danh Háo suyễn, Chu Đan Khê là người đầu tiên nêu tên. Danh ngôn này nêu ra nguyên tắc chữa bệnh này đến bây giờ vẫn được ca tụng

Phát cơn Háo suyễn là do túc đàm ẩn náu ở Phế, cảm thì dụ phát, thuộc chứng bản hư tiêu thực. Điều trị nên xử lý theo nguyên tắc "Cấp trị tiêu. Hoãn trị bản”.

Khi chưa phát cơn, lấy Phế - Tỳ - Thận, chính khí ba tạng này hư yếu là chủ yếu, nên điều trị theo phương pháp phù chính, lấy kiện Tỳ, ích Phế, bổ Thận cố bản, ngăn chặn nguồn gốc sinh ra đờm. Đó tức là "Hoãn thì chữa bản".

Cơn Háo suyễn tất do nhiễm tà khí gây nên, phải đuổi tà khí ngay, điều trị nên tuyên Phế hoá đàm, giáng khí bình suyễn, hàn tà nên ôn, nhiệt tà nên thanh, lúc này lấy tiêu thực làm trọng, cho nên lấy "công tà làm gấp".

(Xem thêm: Bổ Thận bổ Tỳ)

414. Đại tích đại tụ cũng có thể dùng thuốc mạnh, bệnh giảm quá nửa thì ngừng, quá tay thì chết.


"Tố Vấn - Lục nguyên chính kỷ đại luận" 

Nêu nguyên tắc điều ữị chứng đại tích đại tụ ở người có thai rất được lưu ý trong lâm sàng.

Phụ nữ mang thai, dùng thuốc như thế nào, trong "Lục nguyên chính kỷ đại luận - sách Tố Vấn" có một câu trứ danh "Có lý do thì không tổn hại, và cũng không tổn hại gì" (Hữu cố vô tổn, diệc vô tổn dã) ý nói người có thai bị bệnh mà uống thuốc thì cái bệnh chịu dụng, tuy có dừng thuốc mạnh cũng không hại đến người mẹ và đứa con. Nhung khi người có thai mắc thực chúng đại tích đại tụ nếu quả như lời nói dùng thuốc mạnh để công phạỉ, phải lưu ý đến khi bệnh đã giảm quá nửa thì ngừng thuốc. Nếu dùng quá tay sẽ nguy hiểm đến tính mệnh.

Câu này, về nguyên tắc nhát trí với câu nói ở "Ngũ thường chính đại luận - sách Tố vấn”: "thuốc đại độc chữa bệnh, mười phần bớt sáu thì ngừng"

Nói một cách khác, tinh thần câu văn này hoàn toàn thích hợp với chứng đại tích đại tụ ở người bệnh có sức khoẻ thông thường.


415. Chữa bệnh Tích chia 3 phép Sơ – Trung – Mạt : Thời kỳ đầu, bệnh tà mới phát, chính khí còn mạnh, tà khó nông, chịu nổi phép tấn công. Thời kỳ giữa, bệnh đã lâu dần, tá khí khá sâu, điều trị vừa công vừa bổ. Thời kỳ cuối, bệnh độc đã nặng, tà khí xâm lăng, chính khí tàn tạ, chỉ chịu nổi phép bổ.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc - Tích tụ" 

Danh ngôn này qui nạp phép điều trị chứng bệnh Tích tụ chia ba thời kỳ sơ, trung, mạt, phù hợp với thực tế lâm sàng. Tích tụ thời kỳ đầu, chính khí chưa hư lấy phép công làm chủ yếu; thời kỳ giữa chính khí với tà khí đang cầm cự, nên áp dụng phép vừa công vừa bổ; thời kỳ cuối chính khí hư, tà khí thực, chủ yếu dùng phép bổ. Hiện đại dùng thuốc Đông y để chữa u bướu, dựa vào kinh nghiệm trên đây rất có giá trị.


416. Nuôi chính khí thì trừ được chứng Tích


Kim - Trương Nguyên Tố 
"Y học khải nguyên - Dụng dược lược chỉ - Ngũ hành chế phương sinh khắc pháp" 

Khái quát sự coi trọng Tỳ Vị của Trương Nguyên Tố (Khiết Cổ) về quan điểm học thuật phù chính để khu tà. Họ Trương là tỵ tổ mở đầu cho học phái Dịch thuỷ, đối với điều trị bệnh Tỳ Vị chủ yếu phải theo phép nuôi dưỡng chính khí là chính, khu tà là phụ. Đối với chứng Tích ông cho là "người khoẻ thì không bị Tích, chỉ có người yếu mới bị", cho nên mới đề xướng "nuôi chính khí thì trừ được Tích".

Ông nói: "Cũng như khắp nhà đều là quân tử, nếu lọt vào một kẻ tiểu nhân tự nó sẽ không có chỗ dung thân, bây giờ làm cho chính khí dồi dào, Vị khí khoẻ, thì Tích phải tiêu". Quan điểm này đối với điều trị chứng u bướu vẫn có ý nghĩa chỉ dạo.


417. Những điều chủ yếu để chữa chứng Trưng Hà : Dùng phép công, nên từ từ, nên len lởi. Dùng phép bổ, kiêng dùng thuốc rít, kiêng bổ không có mục tiêu.


Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
“Lâm chứng chỉ nam y án- Trưng Hà" 

theo lời nhận xét của Củng Thương Niên

Tổng kết kinh nghiệm điều trị chứng bệnh Trưng Hà của Diệp Thiên Sĩ. Trưng là chứng hữu hình thuộc huyết; Hà là chứng vô hình thuộc khí. Hình thành chứng Trưng Hà hoàn toàn do khí - huyết - đàm - thực - thấp tích luỹ năm tháng mà hình thành. Nó đến thời gian đã dài, nó rút cũng khá chậm chạp, cho nên phải làm tiêu mòn dần dà, kiên trì lâu dài mới thành công. Nếu tấn công gấp gáp quá, chỉ làm hại chính khí, đố tức là cái ý "muốn dùng phép công phải nên từ từ, nên len lởi”. Len lởi ở đây là liều lượng dùng thuốc nên ít. Dùng phép Bổ thì phải nghiên cứu linh hoạt, xen kẽ những loại điều khí hoạt lạc, nếu lại dùng vị bổ không cần thiết hoặc bổ mà nhớt trệ, dễ níu kéo tàng khí lại, cần phải kiêng tránh. Danh ngôn này cũng có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn đối với điều trị chứng bệnh u bướu.


418. Chữa chứng Hoàng phải chữa huyết, huyết lưu thông thì Hoàng dễ lui. Chữa chứng Hoàng cần giải độc, giải độc thì Hoàng dễ trừ. Chữa chứng Hoàng phải chữa đàm, hóa được đàm thì Hoàng dễ tiêu tan.


Hiện đại - Quan Ấu Ba 
“Quan Ấu Ba lâm sàng kinh nghiệm tuyển" 

Quan Ấu Ba là chuyên gia nổi tiếng đương đại về chữa Can bệnh, ông tổng kết kinh nghiệm chữa Hoàng đản so với tiền nhân có chỗ sáng tạo mới.

Họ Quan cho rằng Hoàng đản ngoài cơ chế bệnh do thấp nhiệt, còn có nhân tố ứ huyết vì vậy mới đề ra phép chữa kết hợp cả hoạt huyết. Hoàng đản phần nhiều do dịch đớc truyền nhiễm gây nên cho nên cần tham gia phép chữa thanh nhiệt giải độc. Thấp nhiệt uất trệ câu kết thành đàm, vậy đàm cũng là nhân tố bệnh cơ gây nên Hoàng đản, đề xướng dùng cả thuốc hoá đàm, đó là kinh nghiệm quý báu chính xác chữa Hoàng đản đủ để lâm sàng xem xét.

.Có 3 phép chữa Đơn phúc trướng.Một là phép bồi dưỡng, tức là bổ ích nguyên khí. Hai là chiêu nạp, nâng đỡ dương khi. Ba là giải tán, mở quỷ môn sạch tĩnh phủ.

Thanh - Dụ Gia Ngôn

“Ngụ ý thảo - Diện nghị Hà mậu Thanh lình thoá bệnh Đan phúc trướng Tỳ hư tương tuyệt chi hậu"

Đơn phúc trướng tức cổ trướng. Danh ngôn này nêu lên kinh nghiệm điều trị cổ trướng của họ Dụ, có hướng mở rộng cho đời sau. Y gia nhiều đời đều coi cổ trướng là loại bệnh hiểm nghèo, điều trị thường theo nguyên tắc "trừ khử bụi bậm", vận dụng phép công. Họ Dụ lại có kiến giải riêng ông cho rằng "phương pháp công phá diệt độc" làm hao thương nguyên khí, tổn hại Tỳ Vị, chỉ có thể dùng thuốc một lần chứ không dùng được nhiều lần". Phàm dùng các loại thuốc cướp đoạt, lúc đầu không tiêu vội mà sau công thì lại không tiêu, sau nữa lại công thì như vướng sắt đá", thật là kinh nghiệm đáng bàn. Vì thế ông sáng tạo ra phép chữa Cổ trướng để nhắc nhở sự phiến diện của nhiều y gia. "Ba phép tuy không nói đến Tả, mà lại có Tả ở trong". Xem xét những phương họ Dụ chữa cổ trướng như Nhân sâm khung quy thang, Hóa trệ điều trung thang, Nhân sâm hoàn v.v.. thực là dung hòa cả ba phép công, bổ và tiêu trong một lúc, mà vị thuốc sử dụng lại không loạn xạ. Nghiên cứu bệnh cổ trướng tất cả đều thuốc thể bản hư tiêu thực, họ Dụ sáng lập ra ba phép bám sát với cơ chế bệnh, thực là biện pháp đáng học tập.


419. Chữa bệnh ở thượng tiêu, nên nhuận Phế kiêm thanh Vị. Chữa bệnh ở trung tiêu, nên thanh Vị tư Thận. Chữa bệnh ở hạ tiêu nên tư Thận kiêm bổ Phế.


Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Tam tiêu" 

Khái quát yếu điểm điều trị Thượng - Trung - Hạ tam tiêu, đối với bệnh Tiêu khát có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc. Nguyên văn còn nêu ra những phương tễ thí dụ, ở đây lược bớt. Bệnh biến của chứng Tam tiêu chủ yếu ở Phế - Vị - Thận, cơ chế bệnh không ngoài âm hư nhiệt tác hại.

Thượng tiêu biểu hiện là khát mà uống nhiều, chủ yếu là do Phế táo, cho nên lấy nhuận Phế làm chính, còn như "Kiêm thanh Vị", họ Trình giải thích rằng "Khiến cho Vị Hỏa không làm hại Phế nữa" dùng các phương như Nhị đông thang, Tiêu khát phương.

Trung tiêu biểu hiện là dễ tiêu hay đói, nguyên nhân chủ yếu do Vị nhiệt, điều trị lấy thanh Vị làm chính, còn như "kiêm tư Thận", họ Trình cho rằng "làm cho Tướng Hỏa không công lên Vị", dùng phương Ngọc nữ tiễn.

Hạ tiêu biểu hiện tiểu tiện nhiều, nước tiểu như keo mỡ, nguyên nhân chủ yếu do Thận hư, điều trị chủ yếu phải tư Thận, còn như "kiêm bổ Phế", họ Trình giải thích là "tư thượng nguồn để sinh thuỷ" dùng phương Lục vị địa hoàng hoàn.

Cũng nên nói rõ chứng trạng của Thuợng, Trung, Hạ tam tiêu tuy có chỗ thiên một bên nhưng thường ảnh hưởng lẫn nhau mà chứng Tam tiêu cùng xuất hiện, khi điều trị nên suy xét chung mới đúng. Ngoài ra, Thận là cái gốc của các kinh Âm, vô luận Thượng - Trung - Hạ tam tiêu đều phải coi tư dưỡng Thận âm là chủ yếu, cho nên nói "năm tạng bị tổn thương, tất liên luỵ đến Thận "là như thế. Đây là một luận điểm rất trọng yếu.


420. Chữa bệnh hư có 3 tạng gốc là: Phế là thiên của ngũ tạng, Tỳ là mẹ của bách hài, Thận là rễ của tính mạng. Chữa Phế, chữa Tỳ, chữa Thận là trọn vẹn các phép chữa bệnh Hư.

Minh - Kỳ Thạch 
"Lý hư nguyên giám - Trị hư hữu tam bản" 

Câu này nêu ra đại pháp điều trị và bệnh cơ của bệnh Hư lao, kiến giải khá độc đáo, trở thành phát ngôn của một nhà. Kỳ Thạch rất giỏi về chữa bệnh Hư lao, tác giả cuốn "Lý hư nguyên giám" có nhiều lập luận trụ cột mà cốt lõi về lý luận chính là bàn về "chữa bệnh hư có ba tạng gốc" này, tập trung vào ba tạng Phế, Tỳ, Thận để chữa Hư lao. "Phế là thiên của ngũ tạng" nói lên vị trí của Phế ở trên năm Tạng, chủ về tuyên phát túc giáng. Tinh vi của thủy cốc đưa lên Phế, từ Phế phân bố ra toàn thân, vả lại Hư lao trước hết phần nhiều do trùng lao xâm lấn Phế mà phát bệnh, tác dụng sinh lý, bệnh lý của nó rất trọng yếu, cho nên được coi là cái gốc để chữa bệnh Hư.

Tỳ là mẹ của bách hài, do Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là nguồn của sinh hoá, có tác dụng dinh dưỡng năm tạng sáu phủ, tứ chi bách hài. Chứng Hư lao cái lý chữa Tỳ là cái lý chữa từ gốc bệnh. Thận là rễ của tính mạng là do Thận là gốc của tiên thiên, bên trong chứa chân âm chân dương, là cái căn bản của năm tạng sáu phủ. Hư lao ở thời kỳ cuối thế tất liên lụy đến tạng Thận, đấy cũng là chữa từ gốc bệnh không còn nghi ngờ gì nữa


421. Chữa Lao có 3 điều cấm : một, cấm dùng thuốc khô mạnh, hai cầm không được phạt khí, ba cấm dùng thuốc đắng lạnh.


Minh - Kỳ Thạch 
"Lý hư nguyên giám - Tri Cấm" 

Quy nạp những cấm kỵ khi dùng thuốc điều trị bệnh Hư lao, phù hợp với thực tế lâm sàng, đáng để tham khảo.Cái đàm do hư lao là do hư Hỏa nghịch lên nung nấu mà ra, khác hẳn với cái đàm nói chung do Tỳ hư thấp thịnh nung nấu mà có. Cho nên cấm dùng hết thẩy các thuốc khô mạnh (táo liệt).

Cái suyễn thở do Hư lao là do Phế khí hư gây nên, khác hẳn với loại suyễn thở do tà thịnh nói chung, cho nên không được phạt khí.

Cái Hỏa của Hư lao là Hỏa do âm hư chứ không phải là thực Hỏa, cho nên cấm dùng thuốc đắng lạnh sợ trở thành hoá táo thương âm.


422. Mửa mà dùng nhiều thuốc không hiệu quả, phải mượn các loại nặng nề mà kéo xuống. Mửa mà trung khí hư đã lâu, phải nhờ cơm gạo mới hòa được.


Minh - Lý Trung Tử 
“Y tôn tất độc - Ẩu thổ uế" 

Danh ngôn này nêu đặc điểm dùng thuốc chữa chứng nôn mửa thuộc hư thuộc thực khác nhau có ý nghĩa chí lý.

Chứng nôn mửa nói chung do Vị khí nghịch nên gây nên, giáng nghịch Hỏa Vị là thượng sách chữa gốc bệnh. Nếu đã dùng nhiều thuốc không hiệu quả có thể thêm vào các thuốc trọng trấn nặng nề như Đại giả thạch, vì chất những loại thuốc ấy có tính nặng kéo xuống, sở trường về giáng Vị mạnh, dùng cho chứng nôn mửa nhất là thể Thực chứng, góp công lớn để chữa ngọn của bệnh. Nôn mửa lâu ngày, trung khí tất tổn thương, Vị khí cũng bị hại lúc này phải có cơm gạo mới khôi phục lợi Vị khí, từ tác dụng thuốc bổ có lợi mà phát huy. Cơm gạo tức là mang ý nghĩa Thực liệu thực bổ.


423. Di tinh dùng thuốc sáp không thể thu công hiệu, tất phải dùng thuốc hoạt để dẫn đạo theo ý đồng khí tương cầu, phép xưa để lại khá nhiều.


Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Di tinh" 

Câu này nói lên tính tất yếu về dùng thuốc phản tá, thể hiện đặc điểm lập phương điều khiển thuốc của họ Diệp, tuy chỉ là nói điều trị chứng di tinh mà thực ra đối với việc dùng thuốc cho các loại bệnh khác cũng nhờ vào giá trị đó.

Tinh quan đã hoạt, nếu dùng các loại thuốc cố sáp mà chưa công hiệu, có thể nghĩ tới việc tham gia các vị thuốc hoạt lợi như Sa nhân, Phục linh, Dương cốt tuỷ, Trư tích tuỷ làm phản tá phụ trợ, vận dụng theo lời họ Diệp nói đó là "đồng khí tương cầu" thực là dùng thuốc mang cái ý phản tá. Suy rộng ra, lâm sàng dùng thuốc của họ Diệp còn hay dùng chung cả hai phép thông và bổ, hàn và nhiệt cũng dùng, nhuận và táo cũng dùng. Tóm lại linh hoạt vận dụng thủ thuật phản tá được đời sau coi là bậc thẩy.


424. Các chứng đau không được dùng thuốc bổ khí.


Nguyên - Chu Đan Khê 
“Đan Khê tâm pháp - Tâm Tỳ thống môn" 

Nêu lên những điều cấm kỵ trong điều trị các chứng đau, nhưng cần lý giải đây là chứng đau thuộc Thực chứng, chứ không phải bất cứ chúng đau nào cũng không được bổ khí, đây là điều nên chú ý đó hiểu danh ngôn này. Bởi vì các chứng đau thuộc Thực chứng tất cả đều do tạng phủ, khí huyết kinh lạc lưu thông bị trở ngại gây nên, theo ý nói "bất thông tắc thống", về điều trị, phải lấy hành khí hoạt huyết làm chủ yếu "thông tắc bất thống", nếu lại áp dụng phương pháp bổ khí, tất phạm vào điều răn "thực thực", bệnh thuộc Thực lại làm Thực thêm.

Trên lâm sàng, còn loại đau do Hư chứng, đó là do khí huyết bất túc, tạng phủ kinh lạc không được ôn dưỡng gây nên, tức như nói "không tươi tốt thì đau". Gặp trường hợp này nên bổ dưỡng khí huyết làm cho phát huy công năng bình thường. Nếu lại cố chấp điều trị bằng phép thông thì phạm vào điều răn "hư hư" đã Hư lại làm Hư thêm, làm hao thương khí huyết nặng thêm mà đau càng tăng.

Như vậy thì thấy "các bệnh đau không được bổ khí" câu nói này nên phân tích cụ thể. Đau do Thực thì kỵ bổ khí, đau do Hư (do Khí hư gây nên) lại nên bổ khí chứ không nên bàn bạc cố chấp. Chỉ riêng nói loại đau do Thực câu nói này hoàn toàn chính xác.


           (Xem thêm: Các bài thuốc chính chữa hậu thiên khí huyết)         

425. Cái lý chữa bên ngoài tức là cái lý chữa bên trong. Thuốc chữa bên ngoài tức là thuốc chữa bên trong. Chỗ khác nhau là ở phép chữa mà thôi.


Thanh - Ngô Sư Cơ 
"Lý thược biền văn - Lược ngôn" 

Câu này nói lên căn cứ lý luận về phép bệnh ở bên trong chữa ở bên ngoài; cả đời Ngô Sư Cơ nghiên cứu phép chữa bên ngoài, là chuyên gia ngoại trị nổi tiếng trong lịch sử Trung y. Ông cho rằng thuốc dùng chữa bên ngoài thông qua kinh lạc mà thông vào trong, cũng như dùng thuốc chữa bên trong vốn không chia đôi ngả.

Chữa bên ngoài cũng là căn cứ vào nguyên nhân cơ chế bệnh mà biện chứng luận trị, cũng giống như dùng thuốc để chữa bệnh bên trong. Chỗ khác nhau chỉ là con đuờng cấp thuốc có phân biệt mà thôi.

Phương thuốc cao theo phép để chữa bên ngoài, cũng đều lấy phép dùng thuốc sắc thuốc viên chữa bên trong. Thuốc sắc thuốc hoàn đối chiếu với biện chứng luân trị mà đặt ra, phép chữa bằng phương thuốc cao cũng thể hiện tinh thần ấy. Vì vậy phép chữa bên ngoài tức là có hiệu quả chữa từ bên trong. Danh ngôn này nêu ra cho chúng ta cố gắng khai phá phương pháp chữa bên ngoài quý giá của Đông y.


426. Những bệnh thuộc hình thể nên ngoại trị. Không hiểu rõ phép ngoại trị, uống thuốc tuy trúng bệnh, mới chỉ đạt được một nữa y thuật mà thôi.


Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam yán- Tý" 

lời bình của Từ Linh Thai

Nói bệnh ở hình thể là chỉ bệnh biến phát sinh ở các bộ vị chân tay, mình mẩy, cơ nhục ở thể biểu. Những bệnh thuộc hình thể bộc lộ ra bên ngoài phép ngoại trị có thể khiến cho vị thuốc trực tiếp đến bộ vị mắc bệnh, tự nhiên dễ thu được hiệu quả. Vì thế có thể là một phép giá trị. Nếu chỉ toàn dựa vào thuốc nội trị để chữa bệnh, "uống thuốc tuy trúng bệnh, mới chỉ đạt một nửa y thuật mà thôi". Câu nói này của họ Từ nói lên phép ngoại trị đối với điều trị bệnh ở hình thể có tính trọng yếu.


427. Sáu chữ bí quyết khi dùng thuốc chữa cho trẻ em: khinh - sảo - giản - hoạt - liêm - hiệu.


Đương đại - Đổng Đình Giao 
“Ấu khoa xô ngôn" 

Đây là tổng kết kinh nghiệm dùng thuốc chữa bệnh cho tiểu nhi của danh y đương đại Đổng Đình Giao, có thể nối là tinh vi xác đáng rất thấm thìa.

Khinh: có hai ý, một là sử phương dừng thuốc nhẹ nhàng với ngụ ý "khinh có thể khử thực" hai là liều lượng nên ít, trẻ em Trường vị non yếu, lượng thuốc quá nhiẻu dễ thương Vị khí.

Sảo: khéo léo, người thợ giỏi chỉ dùng một loại dụng cụ gọi là sảo, đó là nói theo tương đối kiểu cố chấp nguyên dạng. Trường hợp đã dùng phương pháp bình thưòng mà không thu được hiệu quả, cần phải suy nghĩ sáng suốt, hoặc tìm ra đường đi nhanh, hoặc thay đổi phép bình thường, đem bất ngờ thu thắng lợi.

Giản: sử phương phải đơn giản, chọn thuốc cần tinh vi tránh sự pha tạp phòng ngừa sức thuốc phân tán, ảnh hưởng đến hiệu quả.

Hoạt: phải biết lúc thường hiểu lúc biến, thấy nhở biết rõ, bệnh biến thuốc cũng biến, kiêng tránh thấy bệnh thì chữa bệnh, không biết sự biến hoá mà tay trong bị, thậm chí theo tranh tìm ngựa, nghe còi vào chỗ.

Liêm: dùng thuốc chỉ cần hiệu quả, quyết không lạm dụng những thứ quý hiếm đắt đở.

Hiệu: chữa bệnh lấy hiệu quả làm nguyên tắc, làm gấp cái gấp của bệnh nhãn, đau cái đau của bệnh nhân, đối với bệnh nhân phải có trách nhiệm cao.

Thật ra sáu chữ bí quyết dùng thuốc của họ Đổng không chỉ thích hợp với tật bệnh của trẻ em, đối với việc chữa bệnh cho người lớn cũng có ý nghĩa chỉ đạo.


428. Dùng thuốc cho trẻ em không được quá mạnh, công mạnh bổ mạnh, mang cái lụy vì dùng thuốc, đó là yếu quyết của Ấu khoa.


Thanh - Lục Dĩ Khoát 
"Lãnh lô y thọai - Chẩn pháp" 

Câu này nêu lên nguyên tắc cơ bản dùng thuốc cho trẻ em, có thể nói là "Ấu khoa yếu quyết".

Tiểu nhi tạng phủ non yếu, dễ hàn dễ nhiệt, dễ hư dễ thực, truyền biến nhanh chóng, thuốc dùng quá tay tý chút là sinh biến hoá ngay. Vả lại tiểu nhi tạng khí nhạy bén, ứng phó rất nhanh, chỉ cần thuốc nhẹ nhàng là có thể khỏi bệnh. Công mạnh bổ mạnh lại mang cái lụy vì dùng thuốc, nên nêu ra để làm răn.