Đại cương thuốc giải biểu

Định nghĩa

  • Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà ra ngoài bằng đường mồ hôi; dùng để chữa những bệnh còn ở biểu, làm cho bệnh không cho xâm nhập vào phần lý

Đặc điểm 

  • Đa số có vị cay, có tác dụng phát tán, phát hãn (làm ra mồ hôi ) giải biểu giảm đau đầu, thúc đẩy ban chẩn sởi đậu mọc

Phân loại và tác dụng


Thuốc phát tán phong hàn

  • Đa số có vị cay, tính ấm, nên còn gọi là thuốc tân ôn giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong hàn

Thuốc phát tán phong nhiệt

  • Đa số có vị cay, tính mát, nên còn gọi là thuốc tân lương giải biểu. Loại này dùng để chữa cảm mạo phong nhiệt

Một số chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu


Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng nhất định

  • khí vị của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm hao tổn tân dịch. Khi tà đã giải thì ngừng
  • Khi tà nhập lý thì chuyển sang dùng thuốc khử hàn; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu lý song giải

Mùa hè nên dùng lượng ít hơn mùa đông


Phụ nữ sau sinh, người cao tuổi, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc dưỡng âm, bổ huyết, ích khí


Khi dùng có thể tuỳ theo từng bệnh trạng cụ thể mà phối hợp cho thích hợp

  • Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo ho, nhiều đờm, khó thở, có thể phối hợp với thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn
  • Trong trường hợp cảm mạo, kèm theo tức ngực, đau đớn, có thể phối hợp với thuốc hành khí; có thể phối hợp với thuốc an thần khi cảm thấy trong người bồn chồn, khó ngủ
  • Ngoài ra còn có thể phối hợp với các loại thuốc thanh nhiệt, thuốc trừ phong thấp
  • Có một số vị trong thuốc giải biểu có thể dùng chung cả cho hai loại cảm hàn và cảm nhiệt như Bạc hà, Kinh giới, Tía tô
  • Khi uống thuốc nên uống nóng, ăn cháo nóng và tránh gió