Cách uống thuốc và kiêng kỵ

I. Cách uống thuốc


Bệnh cảm hàn, trúng hàn phong thấp cần uống lúc nóng; bệnh nhiệt (thuốc thanh nhiệt) cần uống lúc nguội; các thuốc lý khí, nhuận hạ cần uống lúc ấm.

Thường lấy bữa ăn làm điểm tính thời gian uống thuốc. Thường uống sau bữa ăn từ 1h30' đến 2h. Tuy nhiên có một số thuốc cần uống lúc đói như thuốc tả hạ, thuốc tiêu hoá.


II. Kiêng kỵ


Để phát huy hiệu quả của thuốc khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn mang tính đối lập với chiều hướng tác dụng của thuốc. Ví dụ:

Khi uống thuốc thanh nhiệt không nên ăn các thức ăn có tính kích thích như vị cay nóng, như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó. . .

Khi uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu thì không ăn các thức ăn sống lạnh như rau sống, thịt trâu, thịt ba ba, cua, ốc, rau giền. . .

Khi uống thuốc chữa dị ứng không nên ăn các thức ăn như tôm, cua biển, nhộng, lòng trắng trứng. . .

Ngoài ra, một số vị thuốc kỵ các thức ăn như:


Kinh giới kỵ thịt gà, mật ong kỵ hành, thương nhĩ tử kỵ thịt ngựa, thịt lợn, bạc hà kỵ ba ba, . . .

Khi uống thuốc thanh phế trừ đàm kiêng ăn chuối tiêu, khi uống thuốc thanh nhiệt kiêng ăn trứng, khi uống các phương thuốc bổ kiêng ăn các loại rau mang tính lợi tiểu như rau cải.

Nói chung khi uống thuốc y học cổ truyền theo kinh nghiệm nên kiêng đậu xanh và rau cải vì bị giã thuốc.

Tuy nhiên không nên ăn uống kiêng khem quá khắt khe mà ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.

III. Cấm kỵ khi có thai


Loại cấm dùng

Các vị thuốc có tác dụng trục thuỷ, công hạ, phá khí, phá huyết như: ba đậu (tả hạ), khiên ngưu, đại kích, thương lục (trục thuỷ), tam thất (hoạt huyết), sạ hương (phá khí), nga truật, thuỷ điệt, manh trùng (phá huyết). . .

Loại thận trọng

Các vị thuốc có tác dụng đại nhiệt, công hạ, phá khí, hoạt huyết như: bán hạ, đại hoàng, chỉ thực, phụ tử, can khương, nhục quế…