Tác dụng sinh lý của Cortisol trên chuyển hóa

Nguần gốc

  • Cortisol thuộc nhóm hormon vỏ chuyển hóa đường của tuyến thượng thận

Vỏ thượng thận
Vỏ thượng thận

Cấu tạo

  • Công thức cấu tạo gồm có 21 nguyên tử carbon có nhân cơ bản là pregnan, nhóm "-OH" gắn ở vị trí 11, 17 và 21

Công thức cấu tạo của Cortisol
Công thức cấu tạo của Cortisol

Điều hòa bài tiết


Cortison bài tiết phụ thuộc vào ACTH của tuyến yên
Cơ chế điều hòa bài tiết Cortisol

Điều hòa bài tiết cortisol phụ thuộc vào nồng độ ACTH của tuyến yên theo cơ chế điều hòa ngược âm tính


Tác dụng của cortisol lên chuyển hóa chuyển hóa

Tác dụng lên chuyển hóa Glucid

  • Tăng tạo đường mới ở gan (lấy nguyên liệu là protein)
  • Do cortisol làm tăng tất cả các enzym tham gia quá trình chuyển hóa acid amin thành glucose ở tế bào gan
    Cortisol làm tăng huy động acid amin từ các mô ngoài gan (chủ yếu từ cơ) vào huyết tương rồi vào gan, do đó thúc đẩy quá trình tạo glucose ở gan
  • Giảm tiêu thụ Glucose của tế bào


Do vừa làm tăng tạo đường mới, vừa giảm tiểu thụ đường ở tế bào nên cortisol có tác dụng làm tăng đường huyết và có thể làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường


Chuyển hóa Protein

  • Giảm dự trữ protein của tất cả các tế bào trong cơ thể
  • Do cortisol làm tăng thoái hóa protein ở tế bào và giảm sinh tổng hợp protein
  • Tăng sử dụng acid amin ở tế bào gan (để tổng hợp protein và tạo đường mới)
  • Do cortisol tăng vận chuyển acid amin vào tế bào gan, đồng thời tăng hàm lượng enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein ở gan
  • Tăng nồng độ acid amin huyết tương đồng thời giảm vận chuyển acid amin vào tế bào (trừ tế bào gan)


Do tăng dị hóa protein, nên nhiều mô bị ảnh hưởng
  • Mô liên kết kém bền vững: gây nên những vết dạn dưới da
  • Teo các thảm mô liên kết, nơi lắng đọng các chất vô cơ để tạo nên khung xương nên làm thưa xương----->xương dài dễ gẫy, lún đốt sống, hoại tử vô khuẩn cổ xương đùi
  • Teo mô lympho (tuyến hung, tuyến lách, hạch lympho)

Chuyển hóa Lipid

  • Tăng thoái hóa lipid ở các mô mỡ (do đó làm tăng nồng độ acid béo tự do trong huyết tương)
  • Tăng oxy hóa acid béo tự do ở tế bào để tạo ra năng lượng


Tuy nhiên khi lượng cortisol tiết ra quá nhiều lại có tác dụng phân bố lại lượng mỡ trong cơ thể: mỡ đọng nhiều ở mặt, cổ, nửa thân trên trong khi nửa thân dưới lại teo lại


Chuyển hóa nước và điện giải

  • Tăng tái hấp thu Na+ và nước tại ống thận: dễ gây phù, tăng huyết áp
  • Tăng thải K+ (và cả H+ ): dễ gây base máu giảm K+ (và base máu giảm Cl- )
  • Tăng thải Ca2+ qua thận, giảm hấp thu Ca2+ ở ruột do đối kháng với vitamin D
  • Do Ca2+ máu giảm, dễ dẫn đến cường cận giáp trạng phản ứng để kéo Ca2+ từ xương ra----> làm thưa xương, trẻ em chậm lớn
  • Nước thường đi cùng với các ion, khi phù do Aldosteron tăng thì cortisol gây đái nhiều vì nó đối kháng với aldosterol tại thận
Osteoporotic bone
Osteoporotic bone: Loãng xương

Trên các cơ quan và mô

  • Chống stress
  • Sự căng thẳng thần kinh quá mức, các chấn thương, nhiễm khuẩn cấp,... đều làm tăng hàm lượng cortisol trong máu có tác bảo vệ cơ thể chống lại stress, đây là tác dụng có tính sinh mạng
    Có thể do cortisol huy động nhanh chóng nguần acid amin và mỡ dự trữ để cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho việc tổng hợp các chất khác nhau bao gồm glucose, là chất rất cần cho mọi tế bào hoặc một số chât như purin, pyrimidin, creatinin, phosphat là những chất rất cần cho sự duy trì đời sống tế bào và sinh sản các tế bào mới
  • Làm tăng đông máu, tăng số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu nhưng giảm tế bào lympho (do hủy cơ quan lympho)
  • Trên ống tiêu hóa
  • Nếu dùng corticoid (cortisol) kéo dài có thể gây loét đường tiêu hóa do:
    - Tăng tiết dịch vị acid và men Pepsin
    - Giảm tiết chất nhầy Musin
    - Giảm tiết Prostaglandin E1 và E2 (có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày)
  • Làm chậm lên sẹo các vết thương (do ức chế cấu tạo các nguyên bào sợi, ức chế các mô hạt)