Thần kinh quay

(C5, 6,7, 8, N1)
Là nhánh chính của bó sau đám rối thần kinh cánh tay

Ở cánh tay

Lúc đầu thần kinh quay nằm sau động mạch nách, chui qua "lỗ tam giác cánh tay tam đầu" rồi sau đó đi ra sau giữa đầu dài và đầu trong cơ tam đầu cánh tay để đi trong rãnh thần kinh quay ở mặt sau xương cánh tay giữa các đầu ngoài và trong của cơ tam đầu cánh tay. Động mạch cánh tay sâu đi cùng với thần kinh quay ở đoạn đường đi này

Radial nerve on arm


Ở phần ba dưới xương cánh tay, thần kinh quay chọc qua vách liên cơ ngoài để trở lại khu cánh tay trước nằm giữa cơ cánh tay và cơ cánh tay quay (một nơi thuận tiện cho bộc lộ ngoại khoa).

Ở khửu tay và cẳng tay

Dây thần kinh quay chia thành 2 nhánh nông và sâu
Ở ngang mỏm trên lồi cầu ngoài, thần kinh quay chia làm 2 nhánh cùng. Nhánh sâu quan trọng hơn là thần kinh gian cốt sau vòng quanh xương quay giữa 2 bó cơ ngửa rồi tỏa ra nhiều nhánh để phân phối vào các cơ duỗi của cẳng tay.


Nhánh nông thần kinh quay đi dọc theo cơ ngửa dài

Nhánh còn lại là nhánh nông thần kinh quay tiếp tục đi xuống ở dưới cơ cánh tay quay (cơ ngửa dài). Ở trên cổ tay, nhánh này luồn dưới gân cơ cánh tay quay ra sau để tận cùng bằng cách chia thành các nhánh bì chạy vào mặt mu tay của 3 ngón rưỡi bên ngoài


Các nhánh

Thần kinh quay là thần kinh chi phối cho cơ mặt sau (mặt ruỗi) của chi trên. Thân chính của thần kinh quay phân nhánh vào: cơ tam đầu cánh tay, cơ khuỷu, cơ cánh tay quay và cơ duỗi cổ tay quay dài. Nó cũng cho một nhánh nhỏ vào phần ngoài cơ cánh tay.

Phân nhánh dây thần kinh quay
Dây quay chi phối cảm giác da ở tay
Thần kinh gian cốt sau phân nhánh vào tất cả các cơ ruỗi còn lại của cẳng tay, cơ ngửa và cơ dạng ngón cái dài.
Các nhánh bì của thần kinh quay phân bố vào mặt sau của của cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu tay. Tuy nhiên diện gối lên nhau với các thần kinh lân cận lớn đến nỗi đứt thần kinh quay chỉ dẫn đến mất cảm giác ở một vùng nhỏ của mu tay trong khoảng kẽ giữa ngón cái và ngón trỏ.