Tạng phủ luận trị

220. Bản của tiên thiên ở Thận. Bản của hậu thiên ở Tỳ.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc -Thận vi tiền thiên bản. Tỳ vi hậu thiên bản luận" 

Câu này đánh giá cao về lý luận khái quát hai tạng Tỳ Thận có tác dụng trọng yếu trong hoạt động sinh mạng của con người, là một cống hiến lớn của Lý Trung Tử về lý luận Đông y.

Tại sao là căn bản của con người? Họ Lý kinh qua nghiên cứu nêu ra quan điểm "Bản của tiên thiên tại Thận, bản của hậu thiên tại Tỳ" lập luận tinh vi, có ảnh hưởng rất sâu cho đời sau, đến nay chúng ta vẫn tin phục.

Họ Lý nói: "Khi chưa có thân này, đã có hai Thận từ trước cho nên Thận là Bản của Tạng Phủ, là cái rễ của 12 kinh mạch, cái gốc của hô hấp, cái nguồn của Tam tiêu". Cũng tức là nói Thận khí là "cái bắt đầu mà con người phải dựa vào đó". Cho nên nói "Thận là Bản của tiên thiên”.

Lại nói: "Một khi đã có thân hình này, là phải nhờ đến cốc khí. Cốc khí vào Vị, thay đổi ở sáu Phủ mà khí đến, hoà điều năm Tạng mà sinh ra huyết". Đó cũng là nói sau khi người ta sinh ra, phải nhờ vào sự tiêu hoá và công nãng vận chuyển của Tỳ Vị mới có thể hoá sinh ra khí huyết, "con người nhờ vào đây mới sống được". Cho nên nói "Tỳ là Bản của hậu thiên".

Tóm lại Lý Trung Tử cho rằng từ công năng sinh lý của Tỳ Thận xuất phát từ lời bàn căn bản tiên hậu thiên nổi tiếng đó...


221. Thuỷ là nguồn của vạn vật. Thổ là mẹ của vạn vật.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc - Hư lao" 

"Thuỷ" chỉ tạng Thận. "Thổ" chỉ Tỳ Vị. Câu văn này với câu Lý Trung Tử nói ở trên "Bản của tiên thiên ở Thận. Bản của hậu thiên ở Tỳ" ý nghĩa đại thể là nhất trí, có thể nói là phép biến thông, lời nói mang tính hình tượng.


222. Chữa tiên thiên nên tìm các loại thuộc tinh huyết. Chữa hậu thiên nên tham khảo các phương về đồ ăn cốc khí.

Thanh - Vương Húc Cao 
"Vương Húc Cao yán- Hư lao" 

Câu này nêu đặc điểm dừng thuốc khác nhau của hai tạng Tỳ Thận khi mắc bệnh Hư lao rất có giá trị chỉ đạo lâm sàng. Điều trị chứng Hư lao, chú trọng vào Tỳ Thận. Thận là gốc của tiên thiên, là nguồn của tinh huyết, Thận hư thì tinh huyết bất túc, điều trị chỉ có "thứ huyết nhục hữu tình mới bù đắp được tinh huyết trong thân thể", bởi vì "tinh huyết đều là thứ hữu hình, nếu lấy cái vật vô tình là thảo mộc để bổ ích là thanh khí không tương ứng (lời Diệp Thiên Sĩ) đời sau mới đem lý luận này khái quát là "huyết nhục bù đắp cho tính", các loại thuốc như lợn, tuỷ sống dê, Qui bản, Miết giáp, A giao, Tử hà sa ….

Tỳ là gốc của hậu thiên, nguồn của sinh hoá sự sống của hậu thiên, cái quý nhất là cơm gạo, cho nên bồi bổ Tỳ Vị vừa phải dùng thuốc kiện Tỳ ích Vị, còn phải dùng đến các phương về "đồ ăn cốc khí". Nói các phương về đồ ăn cốc khí, một mặt là chỉ những thứ thuốc vừa có thể bổ Tỳ, vừa có thể dùng để ăn hàng ngày như Hoài sơn, Dĩ mễ, Khiếm thực, Đại táo, Biển đậu, Ngạnh mễ v.v. mặt khác là chỉ các loại ăn uống bổ ích như bánh Bát tiên trường thọ, canh Đương qui sinh khuơng nấu với thịt dê...


223. Chữa căn bản của tiêu thiên thì có chia ra Thuỷ và Hỏa. Chữa căn bản của hậu thiên thì có chia ra nhọc mệt hay ăn uống.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc - Thận vi tiên thiên bản, Tỳ vi hậu thiên bán luận" 

Lý Trung Tử nêu ra lời bàn căn bản về tiên hậu thiên nổi tiếng, nhưng cụ thể khi đến mỗi tạng khí Tỳ, Thận thì cơ chế bệnh cũng có chỗ khác nhau, phép chữa tự nhiên cũng không giống nhau. Nguyên văn như sau: "Chữa căn bản của tiên thiên thì có chia ra thuỷ và Hỏa. Thuỷ bất túc thì dùng Lục vị hoàn làm mạnh nguồn thuỷ để chế dương quang. Hỏa bất túc thì dùng Bát vị hoàn để ích cái chủ của Hỏa tan bỏ cái lạnh lẽo ở phần âm. Chữa căn bản của hậu thiên thì có nhọc mệt và ăn uống khác nhau, tổn thương do ăn uống thì dùng Chỉ xác hoàn, tổn thương do nhọc mệt thì uống Bổ trung ích khí hoàn”. Những lời bàn này đều thể hiện tinh thần biện chứng luận trị.


224. Điều lý Tỳ Vị là vương đạo trong nghề y. Hạn chế ăn uống là bài thuốc tốt đẩy lùi tật bệnh.

Minh - Phương Quảng 
"Đan Khê tâm pháp phụ dư - Y chỉ - Phục Cổ Yên phương thị phú" 

Câu này thể hiện sự khen ngợi của đời sau đối với học thuyết Tỳ Vị của Lý Đông Viên. "Vương đạo" nghĩa chính là nói chủ trương của nhà Nho lấy nhân nghĩa để cai trị thiên hạ, đó là nói đối lập với "bá đạo".

Lý Đông Viên khai sáng "học thuyết bổ thổ", khẳng định Tỳ Vị là gốc của nguyên khí, chữa bệnh phải coi trọng điều lý Tỳ Vị, luôn giữ gìn Vị Khí, phản đối lạm dụng thuốc công phạt, cũng giống như chủ trương lấy nhân nghĩa để cai trị thiên hạ, do đó mà được đời sau xếp vào "Vượng đạo của ngành y”. Đông Viên còn vạch rõ việc ăn uống không điều độ có giá trị trọng yếu trong điều trị tật bệnh, cho nên nói "hạn chế ăn uống là phương thuốc tốt đẩy lùi tật bệnh" đều là nhận thức rất được coi trọng.


225. Trăm bệnh trong bốn mùa, Vị khí là gốc.

Thanh - Dư Sư Ngu 
"Dịch chẩn Nhất đắc - Dịch chẩn chi chứng - Vị nhiệt bất thực" 

Câu này nêu lên tính trọng yếu của Vị khí trong cơ thể con người đối với quá trình chữa bệnh. Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, nguồn của sự sinh hoá, có tác dụng trọng yếu trong điều trị khi cơ thể mắc bệnh. Các thầy thuốc nhiều đời đều coi trọng điểm này. Suy ngẫm câu "Trăm bệnh trong bốn mùa, Vị khí là gốc" có hai điểm: Một là các loại tật bệnh phần nhiều do Tỳ Vị hư yếu mà phát sinh. Lý Đông Viên từng nói: "Nội thương Tỳ Vị, trăm bệnh sinh ra từ đấy? tức là ý tứ này. Hai là sau khi đã mắc bệnh, sự tồn vong mạnh yếu của Vị khí là nhân tố trọng yếu chữa bệnh có hiệu quả hay không. Lý Trung Tử từng nói "Vị khí một khi đã bại, dù trăm thứ thuốc cũng khó gỡ" tức là nói ý tứ này. Coi trọng Tỳ Vị, giữ gìn Vị khí, là đặc sắc trọng yếu trong điều trị học của Đông y.


226. Vị khí khi đã bại, trăm thứ thuốc cũng khó gỡ.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc -Thận vi tiên thiên bản, Tỳ vi hậu thiên bản luận" 

Câu này nêu tác dụng trọng yếu của Vị khí thịnh hay suy trong chữa bệnh, thể hiện quan điểm "Tỳ là gốc của hậu thiên" trong học thuật của Lý Trung Tử. Vị khí là chỉ công năng sinh lý vận hoá của Tỳ Vị, mọi thứ thuốc phải nhờ vào Vị khí mới lưu hành được sức thuốc để phát huy tác dụng điều trị, một khi Vị khí bại, thì mọi thứ thuốc không phát huy được sức thuốc, bệnh tất nhiên khó chữa.


227. Sự sống dựa vào hậu thiên, ăn được là quý. 

Cận đại - Trương Tích Thuần 
"Y học dung trung tham tây lục - Y phương" 

Câu này ý nói Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, công năng dựa vào sự sống của sinh mệnh là ở cơ sở ăn được (nạp cốc) nói lên sự ăn uống bình thường mang tính trọng yếu đối với công năng của Tỳ Vị. Trương Tích Thuần nói "Bất cứ bệnh gì, nếu sau khi uống thuốc vào mà ăn khá dần lên là dễ chữa, mà ăn uống giảm sút đi thì khó chữa" nói lên đặc tính sinh lý trọng yếu của Tỳ Vị, giúp cho người đời sau có nhận thức trân trọng đối với Tỳ Vị.


228.Phép chữa bệnh phải lấy cốc khí trước tiên.

Kim - Lưu Hoàn Tố 
“Tố Vấn bệnh cơ khí nghi bảo mệnh tập - Bản thảo luận quyển 9" 

Câu này nói lên tác dụng của thực bổ, thực dưỡng. Lưu Hoàn Tố là ty tổ của học phái Hàn lương trong bốn đại gia đời Kim Nguyên, nhưng trong điều trị tạp bệnh không thiên chấp chỉ dùng một loại hàn lương mà còn đề cao thực bổ thực dưỡng, nói lên quan điểm chú trọng Vị khí trong điều trị của ông.


229. Dùng ăn để dẹp ốm đau, dùng tình chí đẩy lui tật bệnh, có thể gọi là thầy giỏi.

Đường - Tôn Tư Mạo 
“Thiên kim yếu phương - Thực trị tư luận" 

Danh ngôn này nêu tính trọng yếu trong điều trị áp dụng bằng thực vật chữa bệnh với tâm lý chữa bệnh, muốn làm thầy thuốc giỏi không thể không biết điều ấy. Tôn Tư Mạo rất coi trọng chữa bệnh bằng thực vật, chữa bằng thực vật không khỏi bấy giờ mới dùng đến thuốc, không sai quan điểm Vương đạo trong ngành y. Ông nói: "Thực vật có thể dồn tà khí mà yên Tạng Phủ, sảng khoái thần trí nhờ vào đó để tư dưỡng huyết khí", "muốn yên cái gốc của tấm thân, phải nhờ vào cái ăn". Vì thế có thể dùng thực vật mà chữa được bệnh, mới là lương y". Còn như tâm lý liệu pháp hiện đại càng được nhiều người coi trọng, có thể dùng tâm lý để tháo gỡ tâm tình u uất mà chữa bệnh cho người, cũng là vấn đề mà thầy thuốc sáng suốt cần chú ý.


230. Tỳ nên thăng mới khoẻ, Vị nên giáng mới hoà. Thái âm thấp thổ, được dương mới vận động. Dương minh dương thổ, được âm tự yên. Vì Tỳ thích cương táo. Vị ưa nhu nhuận.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chi nam y án -Tỳ Vị" 

theo nhận xét của Hoa Tụ Vân

Câu này khái quát sinh bệnh lý của Tỳ Vị và sự khác nhau trong nguyên tắc dùng thuốc, có ý nghĩa chỉ đạo cho chúng ta về nhận thức trong điều trị về bệnh biến Tỳ Vị có tính cương lĩnh.

Tỳ là âm Tạng, thuộc Thái âm thấp thổ, tính của nó ưa ráo, khí của nó ưa thăng, được dương khí thì vận chuyển mạnh. Vị là dương Phủ, thuộc Dương minh táo thổ, tính của nó ưa thấp, khí của nó ưa giáng, được âm dịch thì yên hoà. Quan điểm này của họ Diệp hoàn toàn chính xác, ông rất tin phục Lý Đông Viên, từng nói: "Nội thương phải theo phép của Đông Viên" nhưng Đông Viên chữa Tỳ lại tinh tế mà chữa Vị thì sơ lược đó là điều mọi người đều biết cả. Họ Diệp chỉ ra đặc điểm khác nhau của Tỳ Vị, đem Tỳ Vị tách ra để chữa, đúng là bổ sung chỗ bất túc của Đông Viên. Trên lâm sàng chữa Tỳ, nên coi trọng phép ích khí thăng dương của Đông Viên, mà chữa Vị thì có thể theo nguyên tắc dưỡng Vị ích âm của họ Diệp. Tóm lại, Tỳ Vị có tính âm dương khác nhau, sự ưa ghét không giống nhau, điều trị nên tìm sự liên thuộc đó.


231. Kiện Tỳ nên thăng, thông Vị nên giáng. Cho nên chữa Tỳ lấy thuốc táo để thăng đó là nói lấy ánh dương để sưởi ấm. Chữa Vị lấy thuốc nhuận để giáng, cho nên nói mưa móc cho ngấm dần.

Thanh - La Hạo 
"Y kinh dư luận - Tục Tỳ Vị luận" 

Câu này cũng nêu đặc tính sinh lý và nguyên tắc điều trị khác nhau của Tỳ Vị có thể tham khảo với câu danh ngôn của họ Diệp ở trên. Tác giả La Hạo cũng nhằm vào quan điểm của Đông Viên tinh tế về chữa Tỳ mà sơ lược về chữa Vị, nêu ra vấn đề Tỳ Vị không thể chữa lẫn lộn. Ông giải thích rằng "Nghĩ như Tỳ là Kỷ thổ, thể của nó thường thấp (ẩm ướt) cho nên tác dụng hướng về Dương, ví như nơi đất ẩm ướt, không có dương quang chiếu vào thì không sinh được vạn vật. Vị là Mậu thổ, thể của nó thường táo, cho nên tác dụng hướng về âm, ví như nơi đất khô ráo, không có mưa móc ngấm vào, cũng không thể sinh vạn vật."


232. Phần dương ở trong Vị ưa thăng phù, nếu hư thì trái lại hãm xuống dưới làm công việc liễm giáng, sẽ sinh ra khí chèn nén không dễ chịu. Phần dương ở trong Thận quý ở sự ngưng giáng, Lao (nhọc mệt) thì nổi lên trên, nếu lại làm cho thăng phát, thì chân khí tiêu vong đến ngay.

Thanh - Trần Tu Viên 
"Y học tùng chúng lục - Hư lao" 

Danh ngôn này qui nạp bệnh lý biến hoá của Tỳ Thận dương hư và sự kiêng tránh trong điều trị. Tác giả nói "Vị dương" có thể là "Tỳ dương" mới đúng. "Lao" chỉ bệnh chứng Hư lao chứ không phải là Phế lao. Tỳ chủ vận hoá, dương khí ở Tỳ ưa thăng, Tỳ hư thì khí không thăng mà trái lại hãm xuống dưói, đây tức là "thanh khí ở dưới". Nếu lại dùng thuốc thu liễm giáng hạ, sẽ làm cho khí hãm nặng thêm, rõ là điều không nên. Thận chủ kín đáo, quý ở chỗ cất giữ, hư thì khí nổi lên trên, xuất hiện hiện tượng hư dương vượt lên trên, lúc này nếu lại dùng thuốc thăng đề phát tán sẽ khiến cho chân dương tiêu vong, không thể không cẩn thận. Trên lâm sàng Tỳ dương hư nên thăng đề không được liễm giáng. Thận dương hư phải cất giữ không được thăng đề, tóm lại điều trị ngược lại với xu thế của bệnh là điều chúng ta nên chú ý.


233.Phàm bệnh điên đảo khá rõ ràng, phải theo Tỳ Vị mà điều lý.

Thanh - Trình Hạnh Hiên 
"Y thuật quyển 7" dẫn lời của Chu Thận Trai 

Bệnh tật hay tái phát khó phân biệt, phải vững tay điều lý Tỳ Vị. Câu này nói lên (chữa bệnh) trong quá trình chữa bệnh có chỗ nghi ngờ khó khăn phải đặc biệt coi trọng vai trò trọng yếu của Tỳ Vị, rất có giá trị tham khảo trong lâm sàng.

Các chứng bệnh nghi ngờ khó khăn nói chung đều là bệnh tình phức tạp, thường liên luy đến nhiều tạng khí khác, rất khó khăn trong điều trị. Tỳ Vị là gốc của hậu thiên, là nguồn sinh hoá của Tạng Phủ, điều lý Tỳ Vị có thể làm cho khí huyết đầy đủ, ổn định các tạng khác, từ đó mà đạt mục đích chữa khỏi tật bệnh.


234.Chữa bệnh không khỏi, tìm đến Tỳ Vị mà chữa khỏi rất nhiều.

Minh - Chu Thận Trai 
“Thận Trai di thư - Biện chứng thi trị" 

Câu này cũng giống như danh ngôn nói trên, đều phản ánh tư tưởng học thuật của họ Chu trong điều trị khi gặp bệnh khó khăn rất coi trọng Tỳ Vị. Ông nói: "Chữa các bệnh không khỏi, tập trung tìm trong Tỳ Vị sẽ không sai lầm nào cả. Sao lại nói vậy? Tỳ Vị một khi tổn thương, thì bốn tạng khác đều không có sinh khí, cho nên tật bệnh ngày càng nhiều. Vạn vật sinh ra từ Thổ, rồi cũng từ Thổ mà về..." có thể tham khảo với danh ngôn nói ở trên.


235.Thổ vượng thì kim sinh, không phải bo bo giữ Phế. Thuỷ thăng thì Hỏa giáng, đừng tất tưởi ở thanh Tâm.

Thanh - Trần Tu Viên 
"Y học tùng chúng lục - Hư lao luận" 

dẫn lời của Lý Trung Tử

Ý nói của câu này là: Đối với chứng Phế hư, không nhất thiết phải lăm le bổ Phế mà chủ yếu phải điều bổ Tỳ Vị, Tỳ Vị dồi dào sẽ có tác dụng bổ Phế. Đối với chứng Tâm Hỏa quá thịnh, không phải chỉ giới hạn ở thanh Tâm Hỏa, có thể thông qua phương pháp tư bổ Thận thuỷ mà giáng Tâm Hỏa. Đây là Lý Sĩ Tài căn cứ vào lý luận qui nạp ngũ hành sinh khắc để nêu ra kinh nghiệm chữa bệnh Hư lao. Tạng Tỳ với tạng Phế là tạng mẫu tử, quan hệ tương sinh. Tỳ thổ nuôi nấng Phế kim, cho nên chứng Phế hư có thể thông qua bổ Tỳ mà đạt mục đích điều trị, đó cũng là cái ý "hư thì bổ mẹ", "bổ thổ sinh kim". Tâm với Thận có quan hệ tương khắc, đó cũng là quan hệ chế ước lẫn nhau. Tâm Hỏa giáng xuống, Thận thuỷ giúp lên trên thì công năng sinh lý của Tâm Thận mới hiệp điều, gọi là "Tâm Thận tương giao", "Thuỷ Hỏa ký tế”. Nếu Tâm Hỏa thiên thịnh, lúc này không những có thể để mắt tới thanh giáng Tâm Hỏa mà còn có thể thông qua phương pháp tư bổ Thận thuỷ để đạt mục đích thanh giáng Tâm Hỏa.


236.Vị thuộc dương thổ, nên mát nên nhuận. Can là cương tạng, nên nhu nên hoà.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam yán- Ế cách phiên vị - Tô án" 

Danh ngôn này khái quát đặc tính sinh lý khác nhau và đặc điểm dùng thuốc của phủ Vị và tạng Can. Vị là Dương phủ, nhiều khí nhiều huyết, bị bệnh thì dễ hoá nhiệt hoá táo, đó tức là nói Dương thổ. Điều trị đương nhiên ưa mát ưa nhuận.

Can là chức quan Tướng quân, ưa điều đạt, ghét ức uất, Can khí uất kết thì nên sơ đạt, gọi đó là hòa. Can thể âm mà dụng dương, âm dễ hư mà dương dễ cang. Điều trị nên dưỡng huyết nhu nhuận. Đấy là nói khi bình thường. Đương nhiên, Vị cũng thường thấy Hàn chứng. Can cũng có thể xuất hiện thấp nhiệt. Ở đây nên biện chứng luận trị, không nên máy móc.


237.Chữa Can không ưng, nên lấy Dương minh.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án- Mộc thưa Thổ" 

Câu này nhắc người ta khi điều trị chứng Can khí phạm Tỳ, nên suy nghĩ đến nhân tố Tỳ Vị đúng là lời bàn có kinh nghiệm. Mộc dễ khắc Thổ, cho nên Can bệnh thường dễ lấn Tỳ phạm Vị dẫn đến các chứng của Tỳ Vị. Khi dùng hàng loạt phương pháp để chữa Can không hiệu quả cần phải suy nghĩ đến Tỳ hư làm gốc, mà Can lấy là tiêu nên chọn dùng phép chữa bổ Tỳ làm chủ yếu để đạt mục đích phù Tỳ ức mộc.


238.Can là tạng “cứng cỏi, chức năng sơ tiết, dùng thuốc không nên cứng cỏi mà nên mềm mại, không nên phạt mà nên hòa.

Thanh - Lâm Bội Cầm 
"Loại chứng trị tài - Can khí can hỏa can phong luận trị" 

Khái quát đặc tính sinh lý của tạng Can và kiêng tránh khi dùng thuốc. Can là chức quan Tướng quân, là tạng phong mộc, ở chí là nộ, phát bệnh phần nhiều có hiện tượng gấp gáp mãnh liệt. Các chứng đắng miệng, mắt đỏ, động phong, hoá hỏa, đều mang tính cứng cỏi mạnh tợn, cho nên gọi là tạng cứng cỏi. Can thể âm mà dụng dương thường do âm hư mà đẫn đến dương cang phong động hoá hỏa, phần nhiều thuộc hiện tượng táo nhiệt, điều trị nên dùng thuốc tư dưỡng âm huyết mà tránh dùng thuốc táo nhiệt, cho nên nói: "dùng thuốc không nên cứng cỏi mà nên mềm mại" Can chủ sơ tiết, ưa điều đạt mà ghét ức uất. Can uất thì nên sơ thông khí huyết khiến cho hòa bình, biện pháp công phạt nào cũng đều bất lợi, cho nên nói "không nên phạt mà nên hòa".


239.Can thể Âm mà dụng Dương

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Can phong" 

Dẫn lời của Hoa Tụ Vân

Danh ngôn này khái quát đặc tính sinh lý của tạng Can rất có ý nghĩa về nhận thức và chỉ đạo việc dùng thuốc đối với Can bệnh.

Thể, nói chung chỉ thực thể hoặc thực chất. Dụng chỉ tác dụng hoặc cơ năng. Can là Tạng chứa huyết, huyết thuộc âm cho nên thể của Can là Âm. Can chủ về sơ tiết, bên trong giữ Tướng Hỏa, là tạng phong mộc, dễ động phong hoá hỏa lại chủ về mọi hoạt động của gân, những công năng tác dụng và bệnh lý biến hoá ấy, nếu giải thích theo góc độ Âm Dương thì nó thiên về động, thiên về hỏa, thuộc Dương, đó tức là hàm nghĩa "Can thể Âm dụng Dương". Trên điều trị, việc dùng thuốc nên chú ý đến việc dùng các vị mềm mại không dùng vị cứng rắn, nên hòa không nên phạt. Có thể tham khảo với nhũng y văn nói ở trên.


240. Ất Quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị.

Minh - Lý Trung Tử 
"Y tôn tất độc - Thuỷ hỏa Âm dương luận" 

Câu này nói lên mối liên hệ sinh lý, bệnh lý của hai tạng Can Thận và chỉ ra đặc điểm điều trị xét theo hàm nghĩa Thiên can. Ât đại biểu cho tạng Can, Quý đại biểu cho tạng Thận. Ất Quý đồng nguyên là chỉ mối quan hệ chặt chẽ trên sinh lý bệnh lý hai tạng Can Thận. Can Thận cùng thuộc Hạ tiêu, Can chứa huyết, Thận chứa tính, tinh và huyết có thể chuyển hoá lẫn nhau, Thận với Can lại là tạng mẫu tử, vì vậy Can Thận trên sinh lý tồn tại nương tựa sự sống vào nhau, trên bệnh lý có mới liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Vì mối quan hệ Can Thận đồng nguyên cho nên nêu ra nguyên tắc Can Thận đồng trị. Ví dụ Can âm bất túc, Can dương găng lên, có thể dùng phương pháp tư bổ Thận thuỷ để tư dưỡng Can mộc đạt được mục đích bình Can tiềm Dương, thể hiện được nguyên tắc điều trị như nói ở trên. Lý Trung Tử lại nêu ra các nguyên tắc "Bổ Thận tức là bổ Can", "Tả Can tức là tả Thận", đều là những nhận thức nêu ra từ cơ sở "Ất Quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị".


241. Phế là tạng non nớt, là hoa cái toàn Thận, nên nhuận không nên táo.

Thanh - Tưởng Pháp 
“Thần y vựng biên - Khiết Cù -Ất canh phương" 

Danh ngôn này khái quát đặc tính sinh lý và sự kiêng kỵ dùng thuốc đối với tạng Phế. Phế trong năm Tạng sáu Phủ ở vị trí tốt cao che đậy các tạng khác cho nên gọi là "hoa cái". Lá Phế non yếu không chịu nổi nóng lạnh, bên ngoài và da lông dễ bị tà khí xâm phạm cho nên gọi là "Tạng non nớt". Sách "Y phương khảo" nói "Phế là tạng rất sạch, một tý bụi không chứa" cũng theo ý đó. Phế thuộc táo kim, bản tính ghét ráo, cho nên dùng thuốc "nên nhuận không nên táo" những lý luận ấy rất có ý nghĩa chỉ đạo trong lâm sàng.


242.Phế là tạng non nớt, có thể chữa nhẹ nhàng không được mạnh tay.

Thanh - Trần Sĩ Đạc 
“Thạch thất bí lục - ức trị pháp" 

Nêu lên nguyên tắc dùng thuốc để chữa bệnh ở tạng Phế. Phế là tạng non nớt như đã nói ở y văn trên. Phế ở thượng tiêu, chữa bệnh ở Thượng tiêu phải nhẹ nhàng như cái lông, không nhẹ nhàng thì không nâng lên được cho nên dùng thuốc phải trong trẻo nhẹ nhàng, chứ không nên nặng nề, dùng thuốc không vượt quá nơi bị bệnh, trừng phạt không quá tay. "Chữa nhẹ nhàng" có hai hàm nghĩa: một là lượng thuốc nên ít, hai là nên dùng các vị thuốc thanh đạm khí nhẹ.

Diệp Thiên Sĩ khi bàn chữa bệnh Phế từng nói "Hết thảy các vị thuốc, chủ yếu đều phải nhẹ nhàng không dùng thuốc có khí vị nặng đục. Đó là nói "vị cay để mà khai, vị đắng để mà giáng" là thích hợp với phép chữa nhẹ nhàng đối với tạng non yếu" (Lâm chứng chỉ nan y án) chính là tôn chỉ của danh ngôn này.


243.Sáu phủ lấy thông là Bổ.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Mộc thừa thổ - Nhuế án" 

Câu này căn cứ vào đặc điểm sinh lý của lục Phủ để tổng kết ra một bí quyết điều trị bệnh biến của lục Phủ. Lục phủ tức Đởm, Vị, Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu, công năng sinh lý chủ yếu của chúng là chứa đựng và truyền hoá thuỷ cốc, hoàn thành việc tiêu hoá, hấp thụ và bài tiết đồ ăn uống. "Tố Vấn - Ngũ trạng biệt luận" chỉ rõ: "Sáu phủ chuyển hoá vật mà không chứa", cho nên chắc "mà không đầy", khái quát được đặc điểm sinh lý của sáu Phủ. Chỉ có không ngừng thu nạp, tiêu hoá, truyền đạo thuỷ cốc; không ngừng bài tiết cặn bã thừa thãi và thuỷ phân, đó cũng là duy trì trạng thái thông thuận lâu dài mới duy trì được công năng tiêu hoá bình thường, mỗi một khâu nào đó xuất hiện đình trệ, lập tức ảnh hưởng tới công năng tiêu hoá, điều trị nên lấy thông giáng làm đại pháp, khôi phục công năng truyền đạo cũng như khiến cho tạng khí bị hư tổn tiến tới bổ ích khôi phục công năng.

Diệp Thiên Sĩ căn cứ vào đó, tổng kết lý luận "Lục phủ lấy thông làm Bổ" đối với chỉ đạo bệnh biến của lục Phủ có giá trị chỉ đạo rất trọng yếu. Những năm gần đây những phương diện điều trị cấp phúc chứng trong ngoại khoa, chọn dùng phương pháp thông lý công hạ để chữa tắc ruột, viêm ruột thừa, chứng sỏi mật thu họach được nhiều kinh nghiệm quý báu tức là phát huy cụ thể lý luận này. Đời sau đem câu này đổi làm "lục phủ lấy thông làm dụng" ý nghĩa cũng tương tự.


244. Chữa Thượng tiêu như lông (không nhẹ thì không nâng lên), chữa Trung tiêu như cái cân (không thăng bằng thì không yên), chữa hạ tiêu như nắm đấm (không nặng thì không chìm).

Thanh - Ngô Cúc Thông 
"Ôn bệnh điều biện - Tạp thuyết - Trị bệnh pháp luận" 

Dùng hình tượng để nêu nguyên tắc chữa các bệnh ở Tam tiêu. Họ Ngô là người sáng lập ra cương lĩnh Tam tiêu biện chứng trong Ôn bệnh. Đối với vị trí bệnh, tình trạng triệu chứng và đặc điểm dùng thuốc ở tam tiêu đều được trình bày cụ thể. Tà khí ở Thượng tiêu, vì bộ vị cao, lại gần thể biểu, cho nên điều trị cũng nên lựa chọn, các thuốc nhẹ nhàng tuyên tán, phương hương thanh hoá, những dược tính nhẹ nhàng cũng ví như lông chim có thể bay bổng để dồn tà khí ra ngoài, ngụ ý "nhẹ để trừ thực", đây tức là hàm nghĩa của phép trị "Thượng tiêu như lông". Tà khí ở Trung tiêu, vị trí ở giữa khoảng trên và dưới, đó là cái chốt xoay chuyển vào ra thăng giáng, cho nên phép trị cần phải thích nghi thăng giáng, dùng thuốc không được thiên về quá nhẹ cũng không được quá thiên về trọng trọc mà phải thăng bằng như cán cân đều đặn ngang nhau, đó là hàm nghĩa chữa Trung tiêu phải như cái cân. Tà khí ở Hạ tiêu, vị trí bệnh ở nơi thấp nhất, ở trong, ở dưới, cho nên dùng thuốc vô luận là công hay bổ, đều nêu chọn loại nặng như nắm đấm là những vị thuốc có chất nặng, vị hậu mới dễ đạt đến nơi bị bệnh, đó là hàm nghĩa chữa Hạ tiêu nặng như nắm đấm.

Họ Ngô coi trọng cách phân chia điều trị này, từng đề ra lời khuyên răn. "Chữa trên đừng phạm giữa, chữa giữa đừng phạm dưới". Trên lâm sàng nguyên tắc phân chia Tam tiêu điều trị không chỉ dùng trong chỉ đạo điều trị Ôn bệnh mà đối với điều trị Tạp bệnh cũng có giá trị tham khảo tốt, như một số lương y cao tuổi khi dùng Phụ tử thường đồng thời gia một vị Đại giả thạch. Tức là sự suy tính theo cái ý ”chữa Hạ tiêu như Quyền (nấm đấm)".