Thuốc thanh phế chỉ khái

Thuốc dùng để chữa ho thuộc chứng nhiệt, đàm nhiệt.

Nguyên nhân: Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát, đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dày, mạch phù sác.

Hay gặp ở bệnh viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi...



Vị thuốc:



Tiền hồ


Dùng rễ phơi khô của cây Bạch hoa tiền hồ

TÍNH VỊ
  • Vị đắng, cay, tính hơi hàn.

QUY KINH
  • Vào kinh Phế, Tỳ

CÔNG NĂNG
  • Tán phong, thanh nhiệt, giáng khí, trừ đàm

CHỦ TRỊ
  • Chữa cảm mạo phong nhiệt, dẫn đến đau đầu, sốt, ho.

  • Chữa ho, đàm nhiều, suyễn, đàm vàng, đặc dính.

LIỀU DÙNG
  • 6-12g/ ngày.

KIÊNG KỴ
  • Không dùng cho thể âm hư dẫn đến ho khan, hoặc ho đàm hàn, loãng.



Tang bạch bì ( vỏ rễ dâu)


Dùng vỏ rễ đã cạo lớp vỏ ngoài, phơi hay sấy khô của cây dâu tằm

TÍNH VỊ
  • Vị ngọt, tính hàn.

QUY KINH
  • Quy kinh Phế

CÔNG NĂNG
  • Thanh phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng

CHỦ TRỊ
  • Chữa ho, hen, đàm nhiều do viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.

  • Lợi tiểu, trừ phù thũng, tiểu tiện khó khăn ( dùng bài Ngũ bì ẩm hoặc tang bạch bì 20g, đậu đỏ 40g).

LIỀU DÙNG
  • 6-12g/ ngày.

KIÊNG KỴ
  • Ho do phế hàn không nên dùng.

CHÚ Ý
  • Dùng sống hoặc tẩm mật sao.



Tỳ bà diệp


Dùng lá phơi hoặc sấy khô của cây Tỳ bà ( cây nhót tây, nhót Nhật bản)

TÍNH VỊ
  • Vị đắng, tính hơi hàn ( bình).

QUY KINH
  • Quy kinh Phế, Vị

CÔNG NĂNG
  • Thanh phế, chỉ ho, giáng nghịch, trừ nôn.

CHỦ TRỊ
  • Chữa ho do phế nhiệt, khó thở, tức ngực, đàm khó khạc.

  • Chữa nôn , nấc do vị nhiệt.

  • Chỉ khát, chữa nóng bứt rứt, miệng khát do nhiệt gây mất tân dịch.

LIỀU DÙNG
  • 6-12g/ ngày.

KIÊNG KỴ
  • Ho do hàn không nên dùng.

CHÚ Ý
  • Khi dùng vị tỳ bà diệp phải chải sạch các lông mịn ở mặt lá.



Mướp


Dùng các bộ phận trên mặt đất của cây mướp

TÍNH VỊ
  • Vị hơi đắng, chua, tính mát. ( Lá và dây)

  • Vị hơi ngọt, tính bình ( xơ).


QUY KINH

  • Quy kinh Phế

CÔNG NĂNG
  • Thanh phế, chỉ khái, trừ đàm, giải độc.

CHỦ TRỊ
  • Thân và lá mướp chữa ho, đàm cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế quản. Có thể dùng quả mướp non để chữa ho hen.

  • Dùng thân mướp khô sao đen trị tắc, ngạt mũi khi viêm mũi (mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần).

  • Giải độc chỉ huyết: lá tươi giã nát đắp vào chỗ viêm loét, sưng đau; hoặc nghiền bột mịn để cầm máu bên ngoài.

  • Thông kinh hoạt lạc: (dùng xơ mướp) sườn đau tức hoặc đau khớp.

LIỀU DÙNG
  • Thân mướp 40-80g/ ngày.

  • Lá mướp: 12-20g/ ngày.

  • Xơ mướp: 8-12g/ ngày.