Ngũ bì ẩm (Trung tàng kinh)

Thành phần

(Lượng bằng nhau). 

Cách dùng

  • Chế thành bột mịn, mỗi lần uống 8 - 12g với nước sôi để nguội. 
  • Có thể sắc thuốc thang uống, liều lượng tùy chứng gia giảm. 

Tác dụng

  • Kiện tỳ hóa thấp, lý khí tiêu phù. 

Giải thích bài thuốc

  • Bài thuốc còn có tên NGŨ BÌ TÁN có tác dụng chữa các chứng tỳ hư thấp trệ, thủy ứ. 
  • Trần bì: lý khí, kiện tỳ. 
  • Bạch linh bì: thẩm thấp, kiện tỳ đều là chủ dược. 
  • Tang bạch bì: thông giáng phế khí làm cho thủy đạo được thông điều. 
  • Đại phúc bì: hành khí tiêu đầy, hóa thấp. 
  • Vỏ Gừng (Sinh khương bì) tiêu tán thủy khí. 
  • Cả 5 vị thuốc đều dùng vỏ nên gọi là Ngũ bì ẩm. 

Ứng dụng lâm sàng

  • Trường hợp ngoại cảm phong tà, phù từ thắt lưng trở lên gia thêm Tô diệp, Kinh giới, Bạch chỉ để khu phong tán thấp. Nếu thấp nhiệt ở dưới phù từ thắt lưng trở xuống nặng gia Trạch tả, Xa tiền tử, Phòng kỷ để thanh lợi thấp nhiệt. Nếu trường vị tích trệ, đại tiện không thông, gia Đại hoàng, Chỉ thực để đạo trệ thông tiện; bụng đầy tức gia La bạc tử, Hậu phác, Mạch nha để hành khí tiêu trệ. Trường hợp cơ thể suy nhược, gia Đảng sâm, Bạch truật để bổ khí, kiện tỳ. Nếu hàn thấp nặng, thận dương hư gia Can khương, Phụ tử, Nhục quế để bổ dương khu hàn. 
  • Trường hợp phù ở phụ nữ có thai là do tỳ hư thấp nặng, bỏ Tang bì gia Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp an thai, tiêu phù có tên là TOÀN SINH BẠCH TRUẬT TÁN (Phụ nhân lương phương). 
  • Trên lâm sàng bài thuốc dùng có kết quả đối với các bệnh nhân viêm cầu thận cấp mạn, phù do suy tim. Trường hợp phù nặng cần kết hợp với bài Ngũ linh tán, nếu kiêm phế nhiệt hợp với bài Tả bạch tán
  • Sách Ma khoa hoạt nhân toàn thư có bài Ngũ bì ẩm dùng vị Ngũ gia bì thay Tang bạch bì có tác dụng lợi thủy thấp thông kinh lạc dùng trị sưng phù trong bệnh phong thấp. 
  • Sách Hòa tễ cục phương có bài Ngũ bì ẩm dùng Ngũ gia bì, Địa cốt bì thay Tang bạch bì, Trần bì dùng trong trường hợp sưng đau khớp lâu ngày có hư nhiệt (Địa cốt bì trừ hư nhiệt).