Thuốc hành khí giải uất

Thường dùng để chữa các chứng
  • Khí trệ ở tỳ vị: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo bón, mót rặn, đầy bụng. . .
  • Can khí uất kết: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy bụng chậm tiêu. . .
  • Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục do khí trệ. . .
  • Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết


Hương phụ (củ gấu)


Tính vị

    Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt ; tính bình (hoặc ấm)

Quy kinh

    Kinh can, tỳ, tam tiêu

Công năng

    Hành khí giải uất, điều kinh, giảm đau

Chủ trị

  • Hành khí, giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, sôi bụng, tiết tả (phối hợp với Cao lương khương)
  • Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí uất ức do lo nghĩ tức giận
  • Điều kinh giải uất: chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng, bế kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng (phối hợp với Ích mẫu, Bạch đồng nữ, Ngải cứu)
  • Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn
  • Chữa cảm mạo phong hàn

Liều dùng

    8 - 12g/ ngày. 

Kiêng kỵ

    Âm hư huyết nhiệt không nên dùng

Chú ý

    Hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng

Trần bì (vỏ quýt chín)


Tính vị

    Vị đắng, cay ; tính ấm. 

Quy kinh

    Kinh phế, tỳ

Công năng

Chủ trị

  • Đau bụng do gặp lạnh, khí trệ gây đau bụng
  • Kích thích tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu
  • Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
  • Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho, đàm nhiều (Phương Nhị trần thang: trần bì, bán hạ, phục linh, cam thảo)

Liều dùng

    4 - 12g/ ngày

Kiêng kỵ

    Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng

Thanh bì (vỏ quýt xanh)


Tính vị

    Vị đắng, cay ; tính ấm

Quy kinh

    Kinh can, đởm

Công năng

    Phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm

Chủ trị

  • Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây thần kinh, sưng đau tuyến vú. 
  • Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn (phối hợp Tiểu hồi, Sơn thù du, Mộc hương)
  • Chữa nôn mửa do vị khí nghịch
  • Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn không ngon

Liều dùng

    6 - 12g/ ngày

Sa nhân


Tính vị

    Vị cay ; tính ấm

Quy kinh

    Kinh tỳ, vị, thận

Công năng

    Lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực

Chủ trị

  • Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh
  • Chữa đau bụng, ỉa chảy do tỳ hư
  • Chữa đầy bụng, ăn không tiêu
  • An thai, chữa động thai do khí trệ
  • Dùng ngoài: ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác, để xoa bóp trừ phong thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau thần kinh

Liều dùng

    3 - 6g/ ngày

Kiêng kỵ


Mộc hương


Tính vị

    Vị cay, đắng ; tính ấm

Quy kinh

    Kinh phế, can, tỳ

Công năng

    Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ

Chủ trị

  • Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng (phối hợp với Sa nhân, Đại hồi)
  • Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau bụng. 
  • Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư

Liều dùng

    6 - 12g/ ngày

Chú ý

  • Tác dụng dược lý: Mộc hương có tác dụng bình can giáng áp (phối hợp Câu đằng, Hạ khô thảo)
  • Trong nhân dân còn dùng vị nam mộc hương (vỏ rụt), họ Rutaceae, với tác dụng tương tự mộc hương

Ô dược


Tính vị

    Vị cay ; tính ấm

Quy kinh

    Kinh tỳ, phế, thận, bàng quang

Công năng

    Thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.

Chủ trị

  • Chữa các cơn đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co thắt, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh
  • Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau bụng, sôi bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.
  • Chữa hen, khó thở, tức ngực
  • Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm: do thận dương hư không khí hoá được bàng quang
  • Chữa thống kinh, sán khí

Liều dùng

    4-16g/ ngày

Kiêng kỵ

    Khí hư, nội nhiệt không nên dùng