Hàn nhiệt

62. Bệnh có phát nhiệt ố hàn là phát từ Dương - không nhiệt ố hàn là phát từ Âm.

Đông Hán - Trương Trọng Cảnh 
"Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị" 

Nêu lên yếu điểm phân biệt Âm Dương ở thời kỳ đầu phát bệnh ngoại cảm. Tức là lấy đồng thời với chứng ố hàn có kiêm chứng phát nhiệt hay không để chia rõ chỗ khác nhau của bệnh chứng loại hình. Cảm nhiễm ngoại tà, phát sốt ố hàn cùng xuất hiện là dương khí có thể tranh giành với tà khí, gọi là bệnh phát ra ở Dương. Nếu chỉ thấy ố hàn mà chưa phát sốt là dương khí còn chưa tranh giành với tà khí, cho nên gọi ià bệnh phát ra ở Âm. 



63. Trước ngày Hạ chí là bệnh ôn. Sau ngày Hạ chí là bệnh Thử.

“ Tố Vấn - Nhiệt luận "

Danh ngôn này phân biệt rõ thời lệnh của Ôn bệnh và Thử bệnh. Ôn bệnh với Thử bệnh tuy đều trong phạm vi Nhiệt bệnh, nhưng Thử bệnh có đặc điểm riêng của nó, điều trị đã có một chương riêng. Hạ chí là cái mốc mở đầu của mùa Hạ, cho nên được coi là ranh giới. Nhiệt bệnh phát trước Hạ chí thuộc Ôn bệnh, nhiệt bệnh phát sau Hạ chí là Thử bệnh. Rất có giá trị tham khảo đối với nhận thức phân biệt Thử bệnh.


64. Thái dương bệnh, phát nhiệt mà khát, không ố hàn là Ôn bệnh.

Đông Hán - Trương Trọng Cảnh 
"Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị" 

Nêu lên đặc điểm chứng hậu chủ yếu của Ôn bệnh qua đó có thể phân biệt với Thương hàn.

Nguyên nhân bệnh của Thương hàn và Ôn bệnh khác nhau, chứng trạng cũng không giống nhau.

Thương hàn do Hàn làm thương phần biểu cho nên có chứng phát nhiệt ố hàn, miệng không khát.

Ôn bệnh do tà nhiệt nung nấu ở trong phát bệnh là phát nhiệt khát nước ngay, không ố hàn, thật phân biệt không khó. Đời sau phát triển thành học thuyết Ôn bệnh có thể nói thuỷ tổ là từ đấy.


65. Chứng thấp nhiệt, đầu tiên ố hàn, về sau chỉ nhiệt không hàn, ra mồ hôi, hung bĩ, rêu lưỡi trắng, khát mà không muốn uống nước.

Thanh - Tiết Sinh Bạch 
“Thấp nhiệt điều biện" 

Họ Tiết cũng là đại gia thuộc Ôn bệnh nghiên cứu sâu về bệnh thấp nhiệt, biên soạn sách "Thấp nhiệt điều biện" phân tích chứng trị bệnh này rất rõ ràng, kết hợp với "Ôn nhiệt luận" của Diệp Thiên Sĩ, chia ra hai loại hình lớn của Ôn bệnh để bàn luận, lý luận dựa vào nhau trở nên vĩnh cửu. Danh ngôn này nêu lên đề cương biện chứng bệnh Thấp nhiệt. Bệnh Thấp nhiệt với Thương hàn, Ôn bệnh đều có chỗ khác nhau.

Trọng tâm bệnh biến của Thấp nhiệt bệnh là Tỳ Vị, đầu tiên có chứng ố hàn là do dương bị thấp lấn át gây nên, khác với loại ố hàn do hàn tà làm thương phần biểu; về sau chỉ nhiệt chứ không hàn là do bị uất mà thành nhiệt, hơn nữa lại còn ố nhiệt.

Nhiệt nặng ở Dương minh thì ra mồ hôi, Thấp làm trở ngại thanh dương thì bĩ đầy. Thấp tà thịnh ở trong thì rêu lưỡi trắng. Nhiệt thịnh tân dịch không đưa lên thì miệng khát. Thấp tà thịnh ở trong nên không muốn uống nước. Trở lên là những chứng thấp nhiệt tất phải có, cho nên được coi là đề cương để nhận thức biện chứng Thấp nhiệt bệnh.


66. Ôn tà nhiễm ở trên, phạm Phế trước tiên, nghịch truyền Tâm bào.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ôn nhiệt luận" 

Danh ngôn này khái quát đại cương biện chứng Ôn bệnh, nói rõ nguyên nhân bệnh, con đường cảm nhiễm bệnh tà, bộ vị phát bệnh và xu thế truyền biến của bệnh ôn nhiệt. Diệp Thiên Sĩ cho rằng Ôn bệnh lúc bắt đầu do ôn tà qua miệng mũi phía trên cơ thể mà vào, trước tiên xâm phạm kinh Thủ Thái âm Phế, khác hẳn với Thương hàn bệnh tà do bì mao mà vào, trước tiên xâm phạm kinh Túc Thái dương Bàng quang. Điểm này là công hiến to lớn cho học thuyết Ôn bệnh của họ Diệp.

Sau khi ôn tà xâm phạm vào Phế kinh, nói chung có thể từ nông vào sâu, truyền đến kinh Túc Dương minh Vị, đẫn đến chứng thực nhiệt ở khí phận, gọi là "thuận truyền". Nếu như ôn tà quá nặng nề dẫn đến bệnh tình biến hoá nhanh, thì có thể trực tiếp từ Phế Vệ hãm vào trong Tâm bao, xuất hiện các chúng trạng nguy hiểm ở Doanh phận như hổn mê nói sảng v.v… đó tức là nói "nghịch truyền". Đây là điểm cần phải chú ý ở điều trị Ôn bệnh ở thời kỳ đầu.


67. Sau vệ mới nói khí. Sau doanh mới nói huyết 

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ôn nhiệt luận" 

Danh ngôn này khái quát rất cao cơ chế bệnh nông sâu và thứ tự bệnh tình phát triển của Ôn bệnh, trở nên cương lĩnh biện chứng của Ôn bệnh. Diệp Thiên Sĩ là người đăt nền móng cho học thuyết Ôn bệnh, người đầu tiên sáng lập học thuyết Vệ - Khí - Doanh - Huyết, đến nay vẫn được mọi người tôn phục.

Vệ phận đại biểu cho giai đoạn biểu nhiệt ở thời kỳ đầu của Ôn bệnh. Khí phận đại biểu cho giai đoạn lý nhiệt thực chứng ở thời kỳ giữa của Ôn bệnh, là thời kỳ ôn tà đã từ Biểu vào Lý, vị trí bệnh sâu thêm một bậc nữa. Doanh phận đại biểu cho giai đoạn Ôn bệnh bị hãm ở trong, ôn tà vào lý càng sâu. Huyết phận đại biểu cho giai đoạn suy kiệt, thời kỳ cuối của Ôn bệnh, bệnh tình rất sâu nặng. Bốn giai đoạn từ nhẹ đến nặng khác nhau, danh ngôn này vừa là cương lĩnh biện chứng của Ôn bệnh, và cũng là kinh ngiệm quý báu để chỉ đạo trị liệu.



68. Ôn bệnh khám lưỡi là chủ yếu

Thanh - Ngô Cúc Thông 
"Ôn bệnh điều biện - Trung tiêu thiên" 

theo nhận xét của Uông Đình Chân

Danh ngôn này nêu tính trọng yếu về chẩn đoán qua hiện tượng lưỡi trong Ôn bệnh thật là lời nói kinh nghiệm. Phân biệt lưỡi là phương pháp trọng yếu trong chẩn đoán Ôn bệnh. Trong "Ôn nhiệt luận" của Diệp Thiên Sĩ có dành một phần ba số thiên bàn luận về hiện tượng lưỡi, đủ thấy được coi trọng như thế nào.

Lưỡi có mối liên hệ với khá nhiều kinh lạc của năm Tạng sáu Phủ, cho nên tính chất cảm nhiễm tà khí, bệnh biến nông sâu, tân dịch có tổn thương hay không của Ôn bệnh đều có thể thông qua qua hiện tượng phản ánh của lưỡi mà ra. Ngoài ra, trong Ôn bệnh, sự biểu hiện biến hoá của bệnh tình có đặc điểm là phản ánh hiện tượng lưõi rất nhanh chóng chuẩn xác, so với hiện tượng khám mạch lại càng khách quan. Người xưa có câu nói: "bệnh nhiệt chú trọng vào lưỡi, tạp bệnh chú trọng vào mạch", là phản ánh điểm này.


69. Ban là nhiệt độc ở Dương minh. Chẩn là phong nhiệt ở Thái âm.
Thanh - Lục Tử Hiền 
"Lục nhân điều biện - Ban Chẩn điều biện" 

70. Ban là bề sâu của cơ nhục. Chẩn ở chỗ khá nông của Huyết lạc.

Đương đại - Tần Bá Vị 
“Trung y lâm chứng bị yếu - Phát hồng chẩn" 


Ban Chẩn đều là đặc trưng trọng yếu của Ôn bệnh, do tà nhiệt bị uất ở doanh huyết không tiết được ra ngoài mà phát sinh. Những nốt Ban nổi thành mảng lớn, có hình trạng đập vào mắt nhưng lại không có cảm giác vướng tay, ấn vào sắc không biến đổi. Chẩn thì hạt nhỏ vỡ vụn, hình như hạt thóc nổi rõ lên bì phu, sờ vào vướng tay.

Nói theo bệnh cơ trên, Dương minh quá nhiệt, bức bách doanh huyết ở trong, huyết theo cơ nhục thấm ra ngoài thì hình thành Ban. Tà nhiệt uất ở Phế, bên trong len lỏi vào doanh phận, qua cơ phu huyết lạc mà ra, thì hình thành Chẩn. Cho nên mới có thuyết "Ban ra từ Dương minh, Chẩn ra từ Thái âm".

Qua mức độ bệnh biến mà nói, "Trung y lâm chứng bị yếu" vạch rõ: "Ban thuộc bề sâu của cơ nhục; Chẩn ở nơi khá nông của huyết lạc". Có thể thấy hình thành Ban Chẩn, vị trí bệnh có Phế Vị khác nhau; về bệnh biến có nông sâu không giống nhau. Đương nhiên, Ban Chẩn cũng có thể đổng thời xuất hiện, là do Phế Vị đều nhiệt, mà Vị nhiệt là chủ yếu.


71. Ban phần nhiều là thuộc huyết. Chẩn không ít là thuộc khí.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ôn nhiệt luận" 

Ý nghĩa danh ngôn này gần giống với danh ngôn số 97. Đều là nói trọng điểm bệnh cơ của Ban Chẩn. Ban là Dương minh nhiệt tà vị uất ở doanh phận phát ra ngoài cơ nhục mà hình thành. Dương minh là kinh nhiều huyết, cho nên phần nhiều thuộc huyết.

Chẩn là phong nhiệt ở Thái âm len lỏi quấy rối huyết lạc phát ra ngoài bì phu mà gây nên. Thái âm là kinh nhiều khí ít huyết, cho nên phần nhiều thuộc khí phận.

Phân biệt bệnh cơ Ban Chẩn như trên rất có ý nghĩa chỉ đạo. 


72. Hỏa do Thực nhiệt đến dữ dội mà tất phải có lý do cảm mạo. Hỏa của Hư nhiệt đến từ từ, mà tất phải do nguyên nhân tích tổn.

Thanh - Từ Linh Thai 
“Tạp bệnh nguyên - Mệnh môn" 

Danh ngôn này phân tích nguyên nhân bệnh, quá trình phát bệnh và sự hoãn cấp khác nhau của Hư hỏa và Thực hỏa rất có ý nghĩa trong chẩn đoán phân biệt.

Thực hỏa phần nhiều do nguyên nhân của cảm nhiễm ngoại tà phát sinh, thuộc Thực chứng, bệnh phát gấp, xu thế hung dữ cho nên nói "đến dữ dội".

Hư hỏa là do nội thương tích tổn gây nên, thuộc Hư chứng, phát bệnh từ từ, xu thế bệnh chậm, cho nên nói "đến từ từ". Nắm vững những nguyên tắc này rất bổ ích khi biện chứng luận trị bệnh chứng Hỏa Nhiệt.

73. Nội nhiệt là phiền - ngoại nhiệt là táo. Phiền phát sinh từ Phế, táo phát sinh từ Thận. Nhiệt truyền đến Phế Thận thì đều xuất hiện phiền táo.

74. Phiền là dương, thuộc cái hỏa có "căn" cho nên chỉ phiền không táo, hoặc trước phiền sau táo, đều là dễ chữa. Táo là âm, thuộc cái hỏa "vô căn" cho nên chỉ táo không phiền và trước táo sau phiền đều khó trị

Thanh - Lâm Bội Cầm 
"Loại chứng trị tài - Phiền táo luận trị" 

Hai danh ngôn này giới thiệu sự khác nhau về nguyên nhân và cơ chế bệnh, vị trí bệnh của hai chứng Phiền và Táo, và chỉ ra tiên lượng khác nhau.

Trong ngực nóng mà không yên là Phiền, vị trí bệnh ở Phế. Tay chân nóng mà không yên là Táo, vị trí bệnh ở Thận.

Phiền Táo tuy nhiên cùng gọi chung - Thực ra là 2 loại chứng hậu. Nói theo cơ chế bệnh, phiền thuộc chứng Dương nhiệt, vô luận là hư nhiệt hay thực nhiệt, đều thuộc Dương chứng, thuộc cái hỏa có "căn", cho nên dễ chữa. Mà Táo thuộc Âm chứng, là chứng xuất hiện do Thận dương hư bức dương ra ngoài, nên thuộc hỏa vô căn, nên nói là "khó chữa". Tần Bá Vị tác giả "Trung y lâm chứng bị yếu" nhận định chứng này xuất hiện trong nhiệt bệnh, chữa Phiền dùng Chi tử sị thang, chữa Táo dùng Tứ nghịch thang, sau khi bệnh lui còn dư nhiệt, hư phiền không yên, dùng Trúc nhự thang, có thể tham khảo. 


75. Chân răng chảy máu và đau là Vị hỏa xung kích, nếu không đau là Long hỏa hun đốt ở trong.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Ôn nhiệt luận" 

Đây là biện chứng Hư Thực của chứng chân răng chảy máu. Căn cứ vào triệu chứng đau với không đau để phân biệt Vị hỏa với Thận hỏa khác nhau. Thực chứng chân răng chảy máu phần nhiều thuộc Vị hỏa bốc lên, trong miệng hôi bẩn, đau và lượng chảy máu nhiều, điều trị chủ yếu phải thanh tả Dương minh. Hư chứng phần nhiều thuộc Thận âm bất túc hư hỏa (Long hỏa) hun đốt ở trong, răng lung lay, không đau mà huyết thấm ra không nhiều, điều trị nên tư âm giáng hỏa.


76. Có mồ hôi mà phiền táo là Lý chứng, nên thanh nhiệt. Không mồ hôi mà phiền táo là biểu chứng, nên tán biểu.

Thanh - Tần Hoàng Sĩ 
“Thương hàn đại bạch - Phiền táo" 

Danh ngôn này là điểm chủ yếu căn cứ vào có mổ hôi hay không để phân biệt chứng phiền táo thuộc biểu hay thuộc lý, thật là kinh nghiệm đáng bàn. Phiền Táo mà có mồ hôi là do nội nhiệt hun đốt bức tân dịch tiết ra ngoài gây nên, vì vậy nên thanh lý nhiệt. Phiền táo mà không ra mồ hôi là biểu tà chưa giải, dương nhiệt bị uất gây nên, phép trị nên giải biểu thì phiền táo trừ được.


77. No say thì hỏa nổi lên từ Vị; phòng lao thì hỏa nổi lên từ Thận; quá giận thì hỏa nổi lên từ Can; buồn thương động ở trong thì hỏa nổi lên từ Phế.

Nguyên - Chu Đan Khê 
"Cách trí dư luận - Sán khí luận" 

Danh ngôn này quy nạp nguyên nhân bệnh thường gặp do Tướng hỏa vọng động, thể hiện quan điểm học thuật của họ Chu về Tướng hỏa.

Quá no quá say, ăn uống tích trệ sẽ dẫn đến nung nấu thấp sinh nhiệt, đây là hỏa nổi lên từ Vị. Phòng lao quá độ, Thận tinh hao ngấm ngầm, Âm không chế Dương thì hỏa nổi lên từ Thận. Năm chí quá cực đều có thể hoá hỏa. Quá giận thì Can dương nở ra đột xuất, hoá hỏa sinh phong, là hỏa nổi lên từ Can. Chí của Phế là lo, buồn lo quá mức, khí uất không giải được thì hỏa nổi lên từ Phế... Những điều này đúng là những nguyên nhân thường gặp dẫn dến bệnh biến gây nên hỏa nhiệt ở các Tạng.


78. Ôn nhiệt vốn là khí thường thấy trong bốn mùa. Ôn dịch là cái lệ khí trong trời đất.

Thanh - Lôi Thiếu Quỳ 
“Thời bệnh luận - Thấp ôn rất đồng luận" 

Danh ngôn này nêu lên nhân tố gây nên Ôn bệnh và Ôn dịch, và nói rõ đặc điểm sinh lý khác nhau của hai loại ấy.

Phát sinh Ôn bệnh phần nhiều mang tính thời tiết rõ rệt đó là do khí hậu biến hoá của bốn mùa gây nên, như Xuân ôn, Thử ôn, Thu táo v.v.. nói chung không có tính truyền nhiễm.

Ôn dịch là do lệ khí trong trời đất gây nên, tương đương với các bệnh lây ngày nay, vì thế Ôn dịch mang tính truyền nhiễm, đó là điểm phân biệt chủ yếu với Ôn bệnh. Đương nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại, một số trường hợp Ôn bệnh cũng có tính truyền nhiêm, đó là vì điều kiện hạn chế chưa nhận thức được của cổ nhân. Hiện tại nói chung cũng sát nhập Ôn dịch vào phạm vi Ôn bệnh. Nếu là như vậy, thì khái niệm phân biệt rõ rệt giữa Ôn bệnh và Ôn dịch thì trong chỉ đạo phòng chữa bệnh vẫn mang ý nghĩa trọng yếu - Vì Ôn địch là từ trong Ôn bệnh có đầy đủ tính truyền nhiễm mãnh liệt và có thể tiến tới một loại bệnh dịch, phần nhiều có xu thế hung dữ, sự nguy hại so với Ôn bệnh nói chung càng mạnh hơn vì vậy cần coi trọng cao độ trong việc phòng trị Ôn dịch. 


79. Hỏa là cái “căn” của chẩn. Chẩn là cái “mầm” của hỏa

Thanh - Dư Sư Ngu 
"Dịch chẩn nhất đắc - Dịch chẩn án" 

Hỏa độc là bệnh căn của Dịch chẩn. Dịch chẩn là biểu hiện của hỏa độc. Câu này nói lên nguyên nhân cơ chế bệnh của dịch chẩn. Họ Dư nghiên cứu sâu về Dịch chẩn, đã biên soạn cuốn sách "Dịch chẩn nhất đắc", có thể nói là tác phẩm chuyên đề về phương diện Dịch chẩn, là cống hiến cho sự phát triển của Ôn bệnh học. Ông cho rằng Dịch chẩn không ngoài cái nóng bẩn thỉu, xâm phạm Phế Vị, phân tán ra 12 kinh mạch gây nên, điều trị nên dùng loại thuốc đại hàn giải độc, trọng dụng Thạch cao, đã sáng tác ra bài thuốc nổi tiếng Thanh ôn bại độc ẩm, cho đến nay vẫn là phương thuốc chữa Ôn dịch rất hiệu quả.


80. Dịch độc phát ban là cái độc phân tán. Dịch độc phát nhọt, là cái độc hội tụ.

Thanh - Dư Sư Ngu 
"Dịch độc nhất đắc - Ôn độc phát sương" 

Danh ngôn này phân tích dịch độc xâm phạm bì phu, gây nên hai loại bệnh biến khác nhau và nhận thức về cơ chế bệnh thật là tâm đắc đáng bàn. Khi dịch độc từ trong hướng ra ngoài tràn lan khắp bì phu, biểu hiện ra ban chẩn, đó là tán ra ngoài của biểu tán. Khi dịch độc tụ tập ở cục bộ bì phu, thường dẫn đến ung nhọt, đó là biểu hiện độc tụ lại. Nói chung, bệnh tình loại sau so với ban chẩn nặng hơn, nên điều trị bằng thang thuốc thanh nhiệt giải độc liều cao.


81. Nguyên nhân ung thư là do hỏa độc sinh ra

Thanh - Ngô Khiêm 
"Y tông kim giám - Ung thư tổng luận ca" 

Câu này nêu nguyên nhân bệnh chủ yếu của chứng Ung thư thuộc dương tính, là câu nói xác thực. Hỏa là Dương tà, nếu phạm vào huyết phận sẽ tụ ở cục bộ, gậm nhấm huyết nhục nát loét, thì phát sinh ung thư mụn ngứa.

Thiên "Ung thu" sách Linh Khu viết: "Đại nhiệt không dứt, nhiệt thắng là thịt nát, thịt nát thì thành mủ, cho nên gọi là ưng" nói lên nguyên nhân bệnh chủ yếu của ưng thư là nhiệt độc. Đương nhiên lâm sàng biện chứng lấy cục bộ sưng đỏ nổi cao nóng rát là ung thư thuộc hỏa, thuộc dương, còn Âm thư thì bàn riêng.


82. Hàn thấp từ trong sinh ra, sắc rất tối trệ.

Thanh - Thạch Thị Nam 
"Y nguyên - Vọng bệnh nghi sát thần khí luận" 

Danh ngôn này nói lên đặc điểm biến hoá về màu sắc do tà khí hàn thấp gây nên, phù hợp với thực tế lâm sàng. Hàn thấp đều là âm tà, dễ làm ngưng trệ khí huyết, phản ánh lên sắc mặt tất nhiên tối trệ không tươi.


83. Dương hư tự ra mồ hôi tất ố hàn. Hỏa nhiệt tự ra mồ hôi tất táo nhiệt.

Thanh - Lý Dụng Tử 
"Chứng trị vậng bổ - Ngoại thể môn" 

Danh ngôn này quy nạp những yếu điểm biện chứng giữa dương hư tự ra mồ hôi và hỏa nhiệt tự ra mồ hôi, phù hợp với thực tế lâm sàng. Dương hư tự ra mồ hôi là do khí của Vệ dương bất túc, biểu hư không bền, tân dịch tự tiết ra gây nên. Dương hư thì ngoại hàn cho nên có chứng ố hàn. Hỏa nhiêt tự ra mồ hôi là do tà nhiệt thịnh ở trong, bức tân dịch tiết ra ngoài gây nên. Tà nhiệt quấy rối ở trong lại thêm ra mồ hôi tổn thương tân dịch cho nên tất có chứng táo nhiệt.


84. Người bệnh mình đại nhiệt lại muốn được mặc áo, đó là nhiệt ở bì phu, hàn ở cốt tủy. Người bệnh mình đại hàn lại không muốn mặc áo, đó là hàn ở bì phu, nhiệt ở cốt tủy. 


Đông Hán - Trương Trọng Cảnh 
“Thương hàn luận - Biện Thái dương bệnh mạch chứng tính trị" 

Danh ngôn này tổng kết phương pháp phân biệt chân giả của hàn nhiệt. Trong tình huống bệnh tình mâu thuẫn phức tạp, chứng hàn nhiệt ở biểu dễ xuất hiện giả tượng, mà hàn nhiệt ở lý mới là biểu hiện đích thực. Trọng Cảnh bám vào cảm giác của bản thân người bệnh lấy làm mấu chốt để phân biệt chân giả của hàn nhiệt mà không bị hiện tượng bề ngoài che dấu. Nói bì phu là chỉ ngoài biểu - nói cốt tuỷ là chỉ ở trong lý. Bệnh nhân ngoài biểu đại nhiệt, trái lại tự cảm thấy rất lạnh lại thêm ý muốn mặc áo nói lên ngoài thì nhiệt mà lý thì hàn; ngoài nhiệt là giả, lý hàn là chân. Nếu bệnh nhân ngoài biểu đại hàn trái lại không cảm thấy giá lạnh và không muốn mặc thêm áo, đó là ngoài thì hàn mà lý thì nhiệt. Ngoại hàn là giả, lý nhiệt là chân.

Tóm lại lấy cảm giác bản thân người bệnh để làm chỗ dựa cho biện chứng.


85. Hai phép Hàn, ôn, sử dụng căn cứ vào thích ấm hay thích mát. Dùng thuốc tư hay táo khác nhau ở chỗ hỏi bệnh nhân đại tiện rít hay đại tiện lỏng.


Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam yán- Vị quản thống" 

theo án của Thiệu Tân Phủ

Hai câu này tổng kết kỉnh nghiệm biện chứng điều trị chúng Vị quản thống.

Vị thống do hư hàn, biểu hiện là thích chườm ấm, thích ăn nóng, điều trị nên dùng phép ôn.

Do hư nhiệt, biểu hiện là ưa uống lạnh, thích ăn thứ mát, điều trị nên dùng thuốc hàn. Đó cũng là nói căn cứ vào sự ưa thích ấm, mát làm căn cứ biện chứng hàn, nhiệt , lại căn cứ vào đó mà chọn dùng các phép trị ấm và lạnh.

Như vậy có thể căn cứ tình trạng đại tiện khô rít hoặc ỉa chảy để phán đoán chứng Vị thống đó là âm khuy hay là thấp thắng gây nên, căn cứ vào sự khác nhau đó mà chọn dùng phép chữa hoặc tư nhuận, hoặc ôn táo.

Trên thực tế, không chỉ có chứng Vị quản thống là biện chứng luận trị như thế, suy rộng ra, các tật bệnh khác cũng có giá trị tham khảo trong biện chứng luận trị.


86. Giả hàn thì hơi dùng thuốc ấm tất thấy táo phiền. Giả nhiệt thì hơi dùng thuốc lạnh tất thấy nôn oẹ.

Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư - Truyền trung lục - Hàn nhiệt chân giả thiên" 

Danh ngôn này tổng kết kinh nghiệm vận dụng phép thử bệnh đối với bệnh chứng chân giả hàn nhiệt khá độc đáo. Trên lâm sàng nếu đích xác là có bệnh chứng khó phân biệt được hàn nhiệt, trong lúc nghi ngờ đó, Cảnh Nhạc nêu ra phép thử bệnh, tức là thử bằng cách trước tiên cho uống tý thuốc để theo dõi phản ứng mà xác định bệnh tình.

Nếu quả là còn nghi ngờ về Hàn chứng, trước tiên dùng tý thuốc hoàn toàn có vị ấm cho uống. Nếu thuộc loại giả hàn thế tất có chứng chân nhiệt. Lại cho uống tý chút thuốc ôn tất nhiên là phiền táo, cho nên biết đấy là giả hàn.

Cùng lý lẽ như thế, giả nhiệt mà thử thách chút ít thuốc hàn, tất nhiên dẫn đến Vị khí nghịch lên mà nôn oẹ, như thế thì biết đó là giả nhiệt. Phép thử bệnh này, cả về tinh thần và ý nghĩa cho đến nay vẫn được áp dụng.

87. Giả nhiệt tất không thích nước, dù có thích nước, sau khi uống vào thấy mửa, nên lấy thuốc ôn nhiệt mà chữa. Giả hàn tất thích nước, hoặc sau khi uống lại thoải mái không có hiện tượng nghịch, nên lấy thuốc hàn lương mà chữa.

Minh - Trương Cảnh Nhạc
"Cảnh Nhạc toàn thư - “Truyền trung lục - Hàn nhiệt chân giả thiên"

Trên lâm sàng có chứng hàn nhiệt chân giả. Hiện tượng giả che lấp sự thật, nếu không xét kỹ, thường dẫn đến chẩn đoán sai lầm, nên đặc biệt chú ý. Danh ngôn này tổng kết một phương pháp thử chân giả hàn nhiệt, đơn giản dễ thực hiện thật là kinh nghiệm đáng bàn.

Giả nhiệt thì bên trong có chân hàn, thuộc âm tà, tự nhiên không ưa uống nước lạnh (họ Trương nói "nước" ở đây là chỉ nước lạnh) mới nhấp nước hoặc nuốt trôi, cũng tất do âm hàn ngăn cách, Vị khí nghịch lên mà mửa.

Giả hàn thì bên trong có chân nhiệt, tự nhiên thích uống nước lạnh để tự cứu, sau khi uống vào thấy thoải mái. Danh ngôn này với danh ngôn số 113 có thể tham khảo chung.