Thuốc hồi dương cứu nghịch

Tác dụng

  • Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ hôi dính, mạch vi muốn tuyệt
  • Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh

Ô đầu - Phụ tử 

  • Ô đầu - Phụ tử Trung quốc (Xuyên ô, Thảo ô)
  • Ô đầu Việt Nam (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)

Bộ phận dùng

  • Rễ củ 
  • Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành
  • Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế
  • Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ Diêm phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị ho trừ đàm)

Tính vị quy kinh

  • Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh

Công năng chủ trị

  • Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp
  • Chữa choáng, truỵ mạch (Tứ nghịch thang)
  • Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu
  • Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư
  • Trị cước khí thuỷ thũng (phù do thận dương hư )
  • Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi

Liều dùng - cách dùng

  • 4 - 12g/24h hoặc100g/24h sắc uống
  • Phối hợp với Can khương, Cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc

Kiêng kỵ

  • Âm hư, có thai
  • Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm


Quế nhục


Bộ phận dùng

  • Vỏ thân của cây quế từ 5 năm tuổi trở lên

Tính vị quy kinh

  • Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc, quy kinh Can, thận

Công năng chủ trị

  • Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá
  • Truỵ mạch do mất nước, mất máu
  • Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi
  • Chữa phù do viêm thận mãn
  • Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ
  • Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh
  • Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ

Liều dùng - cách dùng

  • 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ

  • Âm hư, có thai không dùng