Ăn uống mệt nhọc

164. Ăn được thì tốt, không ăn được thì xấu. 

Minh - Lý Tông Tử 
"Y tôn tất độc - Thận vi tiên thiên bản - Tỳ Vị hậu thiên bản luận" 

Câu này nêu ý nghĩa trọng yếu về phương diện phán đoán bệnh tình và điều trị tật bệnh đối với tình huống còn ăn uống tốt. Trương Tích Thuần từng nói: "Nuôi sống hậu thiên, cái báu nhất là ăn được". Tình huống ăn uống của người ta như thèm ăn, lượng ăn là sự phản ánh trực tiếp của Vị khí. Nói chung, người bệnh thèm ăn chuyển biến khá, lượng ăn tăng dần, biểu thị Vị khí khôi phục dần, tiên lượng khá tốt. Trái lại, ăn uống giảm sút, lượng ăn kém dần, biểu thị Vị khí suy thoái, tiên lượng không tốt. Nếu bệnh nặng mà căn bản không ăn được, nói lên Vị khí đã tuyệt, tiên lượng rất xấu.


165. Ăn uống quá độ, Trường Vị sẽ tổn thương

“Tố vấn – Tý luận” 

Ăn uống quá liều lượng, sẽ tổn hại đến Tỳ Vị. Đó là nguyên nhân thường gặp ở Tỳ Vị bệnh. Câu này nói lên nhân tố gây bệnh do ăn uống mất điều hoà, xứng đáng là lời nói kinh điển.


166. Tai biến do ăn cao lương chân phát sinh đại đinh.

“Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận” 

Cao là mỡ màng. Đinh là nhọt độc, câu này ý nói ăn nhiều thức ngọt béo nồng hậu sẽ là mầm mống phát sinh ung nhọt lở ngứa ở chân, nêu lên nguyên nhân gây bệnh. Ăn quá nhiều đồ ngọt béo nồng hâu, dễ nung nấu thành nhiệt, ấp ủ độc hỏa dẫn đến phát sinh các loại mụn lở. Vô luận là ở góc độ dự phòng hay điều trị, đều có ý nghĩa tin cậy.


167. Ham thích đồ béo ngọt thì đàm phát sinh, uống quá nhiều rượu nồng thì tích ẩm.

Thanh - Trình Chung Linh 
"Y học tâm ngộ - Luận bổ pháp" 

Câu này nói lêu hậu quả ham thích thiên lệch đồ ăn uống có đủ ý nghĩa biện chứng. Quá ăn đồ béo ngọt nồng hậu lâu ngày tất hại Tỳ làm mất sự vận hoá sẽ nung nấu thành đàm. Uống rượu quá độ khó phân tán phân bố lâu dần sẽ ứ đọng tích chứa đồ uống. Vô luận sinh đàm hay tích đồ uống đều có thể dẫn đến ham muốn ăn uống thiên lệch, đấy là nguyên nhân của bệnh.


126. Bị thương thực tất sợ ăn.

Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Ẩm thực" 

Nêu lên đặc điểm chứng hậu do ăn uống đình trệ gây bệnh. Ăn uống không điều độ, đồ ăn đình trệ ở trong có thể làm cho hại Vị trệ Tỳ, khí cơ không lợi, bụng trướng đầy, thậm chí khí nghịch lên gây nôn oẹ ợ hơi tất nhiên chán ăn.


168. Đồ uống ứ đọng tấy nuốt chua. Đồ ăn đình trệ nên ợ hăng.

Thanh - Diệp Thiên Sĩ 
"Lâm chứng chỉ nam y án - Vị quản thống" 

dẫn nhận xét của Thiệu Tân Phủ

Danh ngôn này giống với câu 168 ở trên, nói lên đặc điểm chứng trạng do ăn uống đình trệ gây nên làm căn cứ cho biện chứng. Đồ uống đọng ở trong lâu ngày thì hôi chua cho nên có thể dẫn đến nuốt chua. Đồ ăn ứ đọng lâu ngày không hoá được, trọc khí trào lên tất sẽ ợ hăng.


169. Vốn ưa ăn lạnh, bên trong tất nhiệt nhiều. Vốn ưa ăn nóng, bên trong tất hàn nhiều.

Minh - Trương Cảnh Nhạc 
"Cảnh Nhạc toàn thư - Tạp chứng mô - Ẩm thực" 

Căn cứ vào chỗ ưa thích ăn uống nóng lạnh để suy tính trong cơ thể nóng nhiều hay lạnh nhiều là một biện pháp thực là giản đơn. Cảnh Nhạc nói: "Phàm trị bệnh dưỡng sinh nên xem xét từ chỗ vốn có sự ưa thích thiên thắng ở bên trong cơ thể". Phàm người dương thịnh vốn nhiệt nhiều, tất thích ăn lạnh để tự điều hoà, mà vốn dương hư phần nhiều hàn nhiều, tất thích ăn nóng cho ấm bên trong, có thể nói đó là quy luật chính xác.


170. Người tạng Dương, tất bình sinh ưa mát sợ nóng dù sớm tối ăn lạnh cũng không bị bệnh, đó là chân dương hữu dư. Người tạng Âm ưa nóng sợ lạnh, hễ ăn thức hàn lương tất thương Tỳ Vị, đó là chân dương bất túc.

Thanh - Từ Linh Thai 
“Tạp bệnh nguyên - Hàn nhiệt" 

Đông y chữa bệnh, nghiên cứu nguyên nhân và từng con người mà điều trị (đó là biểu hiện quan niệm chỉnh thể của Đông y). Căn cứ vào những điểm khác nhau cá thể, đặc biệt là tình huống thể chất mà dùng thuốc linh hoạt, đó là biểu hiện quan niệm chỉnh thể của Đông y. Danh ngôn trên quy nạp phương pháp phán đoán Dương tạng (thể chất dương thịnh) với Âm tạng (thể chất âm thịnh) tức là căn cứ vào sự ưa thích nóng lạnh của ăn uống mà phán đoán, có thể tham khảo với những danh ngôn nói ở trên.

Thể chất Dương tạng phần nhiều nóng cho nên ưa mát ghét nhiệt. Thể chất Âm tạng phần nhiều lạnh cho nên ưa nóng sợ lạnh. Đó là những điều xác thực phù hợp với thực tế lâm sàng.

Trình Chi Điền đòi Thanh viết trong sách "Y pháp tâm truyền” cũng tóm tắt quan điểm tương tự, mặt khác còn trình bày tỉ mỉ hơn: "Phàm những người Âm tạng, Dương tạng, bình tạng, là do bản tính như thế. Nếu người vốn thuộc Âm tạng, ăn uống thức gì cũng phải nóng, ngẫu nhiên ăn sống lạnh, bụng cảm thấy đình trệ khó chịu ngay, đại tiện ngày 1 lần không rắn không táo thậm chí lỏng loãng, ăn không tiêu. Nếu người vốn thuộc Dương tạng, ăn uống thức gì cũng phải mát lạnh, ngẫu nhiên ăn cay nóng, trong miệng cảm thấy khô ráo, thậm chí miệng loét họng đau, đại tiện vài ngày mới đi một lần tất phải cứng rắn thậm chí táo kết".

Lời bàn này của họ Trình căn cứ vào đại tiện khô rắn hay không để phán đoán Âm chứng, Dương chứng cũng là có kiến thức, ông cho rằng phân biệt được người bệnh thuộc âm tạng, dương tạng là "mấu chốt hàng đầu để khám bệnh dùng thuốc, lâm sàng nếu thể hiện được điều này thì chẩn đoán chính xác không sai", quả là điều đáng chú ý.

(Xem thêm: Âm dương)

171. Nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại thịt, đứng lâu hại xương, đi lâu hại gân.

“ Tố vấn – Tuyên minh ngũ khí thiên” 

Danh ngôn này qui nạp những thương tổn do mệt nhọc quá độ gây nên, làm căn cứ cho biện chứng.

Can chứa huyết, huyết nuôi mắt, cho nên nhìn lâu có thể thương tổn đến Can huyết.

Tỳ chủ vận hoá, chủ cơ bắp, nếu nằm ngồi lâu quá độ, có thể ảnh hưởng tới vận hoá của Tỳ dẫn đến Tỳ khí bất túc - thì thuộc khí hư, cơ bắp tất nhiên mất sự ôn dưỡng.

Gân xương chủ về vận động, phụ thuộc Can Thận. Nếu đi lâu đứng lâu quá mức, không chỉ tổn thương gân xương mà còn ảnh hưởng Can Thận.

Năm kiểu mệt nhọc trên đây đều thuộc chứng hậu Hư, điều trị nên xem Tạng Phủ nào phát bệnh mà bồi bổ.