Thuốc trọng trấn an thần


Đặc điểm
  • Là khoáng vật, động vật, có tỷ trọng nặng
Tính vị quy kinh
  • Tính bình, quy kinh tâm,can, thận.
Công năng chủ trị
  • Tiết giáng, trấn tĩnh, chữa các chứng đau đầu hoa mắt chóng mặt, phiền táo, dễ cáu gắt hoặc co giật, động kinh…


Mẫu lệ (Vỏ hầu, vỏ hà, hầu cửa sông, hà sông)

  • Ostrea sp., họ Mẫu lệ (Ostreidae)

Bộ phận dùng

  • Vỏ hầu, đem nung, tán bột, bột có màu xanh nhạt là tốt. Bột có thể tẩm dấm trị bệnh về can huyết (1kg bột/100ml dấm)

Tính vị quy kinh

  • Mặn, chát, bình (hơi hàn) - Can, đởm, thận

Công năng chủ trị

  • Tư âm, cố sáp, tiềm dương, an thần, hoá đàm, nhiễn kiên
  • Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, phiền táo, mất ngủ do cao huyết áp, tiền mãn kinh
  • Chữa cốt nhiệt, đái dầm, di tinh, băng đới, băng huyết, mồ hôi trộm do âm hư
  • Trị mụn nhọt, lao hạch, rắc ngoài làm vết thương chóng lành
  • Lợi niệu chữa phù thũng, đau dạ dày do thừa acid

Liều dùng - cách dùng

  • 12 - 40g/24h nung, tán bột, viên hoặc đập nhỏ sắc uống

Kiêng kỵ

  • Hư hàn không dùng (thận hư vô hoả, tinh lạnh tự xuất không dùng được)

Thạch quyết minh (Cửu khổng, ốc khổng, bào ngư)

  • Vỏ một số loài Bào ngư Haliotis diversicolor Reeve (Cửu khổng bào), Haliotis ginantea Reeve (Bàn đại bào), Haliotis ovina Gmelin (Dương bào), họ Bào ngư (Haliotidae).

Bộ phận dùng

  • Vỏ phơi khô, đem nung, còn nóng nhúng vào dấm loãng để dễ tán

Tính vị quy kinh

  • Mặn, bình - Can, phế

Công năng chủ trị

  • Làm sáng mắt: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, thong manh, thị lực kém
  • Trừ nhiệt, thông lâm: làm giảm sốt và lợi tiểu
  • Chữa đau dạ dày, cầm máu

Liều dùng - cách dùng

  • 15 - 30g/24h đập nhỏ sắc uống
  • 3 - 6gbột/24h nung, tán bột, viên

Kiêng kỵ

  • Tỳ vị hư hàn, không thực nhiệt không dùng

Chu sa - Thần sa (Châu sa, đơn sa)

  • Chu sa (Cinnabaris) thuộc tỉnh Hồ nam - Trung quốc, vùng này xưa kia gọi là Châu Thần nên có tên Thần sa)

Thành phần

  • Chủ yếu là HgS thiên nhiên trị giang mai, giải độc, và HgSe có tác dụng an thần chống co giật mạnh. 
  • Tỷ lệ HgSe trong thần sa gấp 10 lần trong chu sa . Do đó tác dụng an thần của thần sa tốt hơn chu sa
  • Chu sa thường ở thể bột đỏ. Thần sa ở thể cục thành khối óng ánh, màu đỏ, nghiền bằng tay, tay không bắt màu đỏ là tốt. Không mùi, vị nhạt, dễ vỡ vụn, tỷ trọng nặng

Tính vị quy kinh

  • Ngọt- hơi hàn - Tâm

Công năng chủ trị

  • Yên hồn phách, định kinh giản, giải độc
  • Chữa mất ngủ, ngủ mê, hay giật mình hoảng sợ, trẻ khóc đêm, co giật, động kinh
  • Chữa di tinh
  • Chữa viêm màng tiếp hợp cấp, trị mụn nhọt, giang mai mới phát

Liều dùng - cách dùng

  • 0, 04 - 1g/24h bột, viên, rắc ngoài
  • Chu sa dùng uống, nhất thiết phải thuỷ phi, uống ở dạng bột, viên hoà vào thuốc thang đã sắc, hoặc hấp với tim lợn mà ăn (dùng sống).
  • Không dùng lửa đốt hoặc sắc trực tiếp vì do sức nóng biến thành muối thuỷ ngân tan nhiều gây ngộ độc chết người.
  • Không dùng kéo dài vì sẽ làm người bệnh thành si ngốc.
  • Vì vậy kê đơn có chu sa cần dặn gói riêng và sử dụng đúng cách

Kiêng kỵ

  • Không thực nhiệt không dùng
  • Tán bột, làm viên, uống 6g/24h