Luận về hậu thiên dương khí

DƯƠNG


Nói về Thực


Mạch

  • Quan và Thốn bộ bên hữu hòa bình, có lực và có thần.

Hình

  • Ngoài da thường nóng (dương thịnh), tuy tháng mùa đông cũng không cần mặc áo lạnh, 
  • Uống nước nhiều, ưa cử động, sắc dục vô độ, đại tiện vài ngày mới đi một lần, uống nhiều các vị Cầm, Liên, Tri, Bá cũng không hề chi.

Chứng

  • Phát sốt, sợ nóng (phát sinh tại dương phận tức là biểu); ngày nặng, đêm nhẹ (do tà thực và Dương gặp Dương thời vượng)
  • (Nếu lúc sốt lúc không hoặc ngày sốt đêm khỏi, đó là chính khí với tà khí không hơn không kém, cùng nhau rối loạn)
  • Sinh ra nóng ở bên ngoài (do dương thịnh về dương phận) cho uống hạ thì khỏi, nếu phát hãn thì chết.

Nói về Hư:


Mạch

  • Bộ Quan và Thốn bên hữu đều suy, hoặc Đoản và Sắc.

Hình

  • Không thở ra được (do dương suy), cúi xuống khó (bệnh thuộc dương), ưa yên lặng.

Chứng

  • Bên ngoài thường lạnh (Dương vốn nhiệt, dương hư thời âm lấn qua. Kinh nói: lạnh thời thương dương, trước hàn sau nhiệt (do dương không đầy đủ), hàn quyết (Dương suy ở bộ phận dưới) tay chân bủn rủn, dương sự suy kém (trách tại Vỵ), Kinh nói: Vỵ mắc bệnh thời tinh bị thương); khí không giáng xuống được, gây thành chứng Cách
  • Bệnh phát sinh chóng, chữa khỏi cũng chóng. Đêm nặng ngày nhẹ (dương hư ưa được dương giúp, nếu là chứng hậu thực tà thời trái lại). Giữa trưa mắc bệnh, đến nửa đêm sẽ khỏi (dương không hòa, gặp được âm thời hòa)

Phép chữa

  • Hậu thiên dương hư thời bổ Vỵ khí (Vỵ khí mắc bệnh thời dương hư). 
  • Hậu thiên dương hư, hỏa biểu hiện ra ngoài, nên dùng bài Tứ quân gia Quy Kỳ, hoặc Bổ trung thang gia Ngũ vị, hoặc Lý trung, v.v... Không nên dùng âm dược trệ Tỳ hại Vỵ (Chứng âm hư hỏa động dùng bài Tứ vật để tư âm, lại gia thêm Huyền sâm và Tri, Bá, đó là phép thường. 
  • Ở đây, chứng dương hư hỏa biểu hiện ra ngoài, không dùng phương pháp tư âm mà lại dùng dương dược, bởi nơi “ẩn tàng” của hỏa không ra ngoài được thủy, thổ... mà chứng trên là do thổ hư không tàng được dương, cho nên mới dùng dương dược để bổ Tỳ Vỵ)

KHÍ


Nói về Thực


Mạch

  • Bộ Quan và Thốn bên hữu thịnh và có thần.

Hình

  • Thân thể béo tốt khỏe mạnh, màu da đen và nhuận; lông tóc đen mượt; xương thịt rắn chắc
  • Nói to có âm vang; hơi thở to và mạnh
  • Chịu được nắng rét
  • Tiểu tiện đi thưa và thông lợi; đại tiện nhiều và rắn
  • Ưa ăn nguội, uống lạnh
  • Nguyên khí nhiều hơn cốc khí, người như vậy thường gầy mà sống lâu.

Chứng

  • Đau không nhất định chỗ nào (Phàm khí thống đều không ở hẳn chỗ nào), các bệnh uất (nếu có bệnh uất nên dùng thứ thuốc khai uất hành khí); tà khí mới phát (bệnh tà mới phát sinh, rất kỵ các loại thuốc bổ).

Nói về Hư


Mạch

  • Thốn bộ hữu vô lực, bộ Quan Trì, Đoản và Sắc.

Hình

  • Da tái xanh (một thuyết nói: sắc vàng), mặt trắng bóng, hốc hác, thân thể hư yếu; 
  • Con ngươi lóng lánh
  • Nói năng nhỏ nhẹ chậm chạp; chỉ có tiếng nói mà không có tiếng vang; hoặc tiếng nói nhỏ, hơi ngắn, tính chậm chạp, tay chân yếu
  • Lông tóc thưa khô, hay rụng; da nhăn, răng khô; ngủ không nhắm mắt, cổ lồi cục a đam
  • Ngoài sợ phong hàn, trong xương sống lạnh; dễ đầy, dễ tả; thịt xương lỏng lẻo, mình mát hơi thở lạnh
  • Con đẻ ra phần nhiều là gái
  • Hay cáu giận (do Dương bị âm thắng; Dương thì hay vui vẻ. Âm nhiều thời hay cáu giận)
  • Cốc khí hơn Nguyên khí thì béo (Kinh nói: Cốc khí hơn nguyên khí, người ấy sẽ béo và chết non)

Chứng

  • Thổ hư không tàng được dương, sinh ra chứng nhiệt lâu, gân lỏng lẻo (vì không có khí) mà tê dại (khí hư thời tê dại), đêm yên ngày nặng (do khí mắc bệnh hoặc Tỳ khí hư).

Phép chữa

  • Tỳ Phế khí hư thời nên dùng những vị cam ôn để ích khí, như Sâm, Kỳ, Linh, Truật, v.v... Khi mắc bệnh kiêng dùng các vị hương (làm háo khí) táo (ráo huyết).