Kinh dịch nói: “Thái cực sinh lưỡng nghi”. Chu Công sợ người ta không hiểu nên
chế thành đồ hình thái cực, từ vô cực thành ra thái cực. Vô cực là bầu thái cực chưa sinh ra. Bầu thái cực là khí âm khí dương đã phân hóa rồi. Chữ nhất ( 一 ), chữ trung ( 中 ) chia ra bầu thái cực, tượng hình chữ trung tức là tượng hình bầu thái cực. Chữ nhất tức là số lẻ của Phục Hy, chữ nhất mà vòng tròn tức là vô cực.
Đã nói là tiên thiên thái cực thì trời còn chưa có vốn thuộc vô hình, làm theo Phục Hy lại vạch một số lẻ. Chu Công lại vạch một vòng tròn lại hóa thành hình tích rồi ư? Xin trả lời: đó là sự bất đắc dĩ mà phải gợi ý cho người hậu học đó thôi. Người ta sinh ra ở khoảng giữa hai khí trời đất thì trong nhân thể cũng có cả hình tượng thái cực, há không nên lưu tâm nghiên cứu hay sao! Trong Y quán nói: xét hình đồ đồng nhân xưa vẽ một hình tượng mà sự huyền diệu của thái cực trong nhân thể cũng giống như thế.
Đã nói là tiên thiên thái cực thì trời còn chưa có vốn thuộc vô hình, làm theo Phục Hy lại vạch một số lẻ. Chu Công lại vạch một vòng tròn lại hóa thành hình tích rồi ư? Xin trả lời: đó là sự bất đắc dĩ mà phải gợi ý cho người hậu học đó thôi. Người ta sinh ra ở khoảng giữa hai khí trời đất thì trong nhân thể cũng có cả hình tượng thái cực, há không nên lưu tâm nghiên cứu hay sao! Trong Y quán nói: xét hình đồ đồng nhân xưa vẽ một hình tượng mà sự huyền diệu của thái cực trong nhân thể cũng giống như thế.