Nhị hoạt

2 vị thuốc có tên Hoạt: Khương hoạt và Độc hoạt.
  • Khương hoạt mùi thơm, chất đắng, tính ôn, chủ trị phong thấp ở Túc thái dương kinh
  • Độc hoạt mùi cay nồng, chất đắng, tính ôn, chủ trị phong thấp ở Túc thiếu âm kinh
Xưa kia không phân ra Khương, Độc 2 thứ. Sau này mới phân ra. Những cây màu sắc hơi đỏ tía mà các đốt liền nhau là Khương hoạt. Những cây màu sắc vàng sẫm mà dồn lại thành củ là Độc hoạt (Y học nhập môn)


Lôi Công bào chế nói:

  • Khương hoạt cái khí của nó thanh (nhẹ) thuộc dương, hay vào khí phận, dẫn ra mà không thu vào, bốc lên mà không chìm xuống, mạnh mà hay phát tán biểu tà, cho nên uống vào Thủ thái dương tiểu trường kinh, túc Thái dương Bàng quang kinh để trị du phong (những cái phong phù du ở da thịt).
  • Độc hoạt cái khí nó trọc (nặng mùi) hay vào huyết phận, thu mà không dẫn ra, chìm xuống mà không bốc lên, chầm chậm mà hay bổ hư ở biểu phận, cho nên uống vào Thủ thái âm Phế kinh, Túc thiếu âm Thận kinh để trị phục phong (những cái phong chìm ẩn ở trong người)

Khi dùng nên biết rằng công dụng của 2 vị khác nhau nhưng thực ra cũng là biểu lý

Trương Ẩn Nam nói:

  • Loại cây này hễ cây nào lên một gióng, khi có gió đông đứng yên mà không có gió thì lay động đó là cây Độc hoạt (loại Độc hoạt một gióng này, hiện nay thị trường không có, chỉ có loại Độc hoạt như củ Đương quy có đầu có vĩ). Sau người ta tìm ra, chỉ cây nào sản sinh ra ở xứ tây Khương mới gọi là Khương hoạt, còn sản sinh ra ở các nơi khác đều gọi là Độc hoạt. Khương hoạt trị bệnh đau nhức ở thượng bộ như tay và vai. Độc hoạt trị bệnh đau nhức ở hạ bộ như chân và đùi. Trần Tu Viên nhận lời nói đó là đúng
(Trích: Đông y số điển - Tập Nhị - Định Ninh LÊ ĐỨC THIẾP)