Viễn chí

(Tên cũ là Tiểu thảo, có thể làm cho ý chí con người cao xa, cho nên gọi là Viễn chí)


KHÍ VỊ
  • Vị đắng cay tính ấm, không có độc, trầm mà giáng xuống, là thuốc âm trong dương dược, chuyên chạy vào thận kinh, lại chạy vào Tâm Tỳ. Sợ Chân châu, giải độc Phụ tử.
CÁCH CHẾ
  • Ngâm rửa bằng nước vo gạo, rút bỏ lõi, nấu nước Cam thảo thật đậm lấy nước để nấu với nó, phơi khô để dùng.
CHỦ DỤNG
  • Bổ thận, mạnh chí, định tâm, bổ tinh chữa chứng hay quên kinh sợ hồi hộp, trừ chứng mộng di hoạt tinh.
  • Thông tâm khiếu, làm cho tỏ tai sáng mắt, lại chữa chứng nóng ngoài da, hạ được chứng ho bởi khí nghịch ở cách mô.
  • Chữa trẻ em động kinh, chạm vía, đàn bà cấm khẩu tắt tiếng vì máu huyết (Đơn phương trị tất thảy các chứng ung thư phát bối do thất tình uất ức, dùng Viễn chí sắc uống, bã đắp ngoài dùng đều khỏi cả)


NHẬN XÉT
Viễn chí chạy vào Thận, chủ dụng tuy nhiều nhưng tóm lại không ngoài công năng bổ thận, không phải là thuốc riêng của Tâm mà làm cho mạnh chí bổ tinh, chữa được chứng hay quên vì tinh và chí đều tàng ở thận, tinh hư thì chí suy, không đạt lên tâm được nên hay quên.
    Viễn chí
  • Linh khu nói: "Thận tàng tinh, tinh hợp chí, thận thịnh mà không ngăn được thì tổn thương chí, chí bị tổn thương thì hay quên".
  • Người hay quên là vì khí ở trên không đủ, khí ở dưới có thừa, trường vị thực mà tâm hư thì vinh vệ sữ lưu trệ xuống dưới lâu mà chẳng có lúc nào đi lên, cho nên hay quên.
  • Vả lại trong mùi vị của nó có cay cho nên hạ được khí mà chạy tói kinh quyết âm. Nội kinh nói: "Dùng vị cay để bổ" là ý nghĩa  thủy với mộc cùng một nguần gốc. Đây là ý mới phát minh xưa kia chưa từng có