Trương Trọng Cảnh

trương trọng cảnh

张 仲 景


Trương Trọng Cảnh
Tự:  Trương Cơ
Sinh tại Nam Dương Hà Nam, đời Đông Hán, làm quan ở Trường Sa




Tác phẩm
Thương hàn tạp bệnh luận: gồm 16 quyển (10 quyển trên là thương hàn luận, 6 quyển dưới là Kim quỹ yếu lược)

Trương Trọng Cảnh vận dụng phép tứ chẩn để tiến hành chẩn đoán, lấy bát pháp quy nạp phép trị liệu. Đó là mang lý, pháp, phương, dược nhất quán với nhau để chỉ đạo cho thực tiễn lâm sàng.

Đời sau tuy có nhiều trường phái khác nhau, nhưng trường phái nào cũng phải dựa vào một mặt của Thương hàn luận mà phát triển:

  • Lý Đông Viên đề xuất thuyết tỳ vị là do chứng lý trung mà đi sâu thêm

  • Chu Đan Khê với "thuyết Tư âm" là do chứng Hoàng liên a giao thang mà đi sâu thêm

  • Lưu Hà Gian chủ trương về thanh hòa cũng là nhẫ cơ sở chứng: Đại, Tiểu sài; Bạch hổ, Nhân sâm bạch hổ mà ra.

Vì vậy Trần Tu Viên nói: "Lý, Chu, Trương, Lưu các đắc Trọng Cảnh chi nhất ngang, hợp nhi kiến kỳ toàn phần nhi kiến kỳ thiên" nghĩa là "Lý, Chu, Trương, Lưu mỗi nhà được một mặt của Trọng Cảnh, hợp lại thì hoàn toàn, chia ra thì thiên lệch"

Trọng cảnh là ông tổ muôn đời về phép dùng phương,...Phương dược nào cũng giản dị, minh bạch, nghiêm chỉnh, chính đáng, lập luận có mạch lạc từng thứ rõ ràng, phép chữa không thiếu sót mảy may, nếu nghiên cứu kỹ càng mà suy cho rộng nghĩa thì chữa được muôn bệnh đều dễ như trở bàn tay" - Lễ đài Đường Dung

"Nghĩa lý của Thương hàn luận như thần long ẩn hiện, đầu đuôi phối hợp, vẩy giáp kín kẽ. Kim quỹ ngọc hàn nói lên cái ý nghĩa vật báu được giữ kín. Bài thuốc trong đó nếu không phải Nam Dương lập ra thì đó là phương thuốc của bậc thánh hiền truyền lại, cho nên gọi là Kinh phương. Còn thuốc thì hết thẩy có từ "Thần Nông Bản Thảo Kinh". Nếu không phải bài thuốc ấy thì không chữa được bệnh ấy. Nếu không phải vị thuốc ấy thì không thể thành bài thuốc ấy, khi cho uống ắt phải công hiệu, như dùi trống ứng với tiếng trống vậy" - Vương Khẳng Đường

Xem thêm tại: wikipedia