Hormon tác động lên tế bào đích như thế nào?

Phức hợp Hormon-Receptor sau khi được tạo thành sẽ gây ra một loạt các biến đổi trong tế bào: 
  • Thay đổi tính thấm màng tế bào
  • Hoạt hóa hệ thống enzym trong tế bào (đối với hormon gắn với receptor trên màng tế bào)
  • Hoạt hóa hệ thống gen (đối với hormon gắn với receptor trong tế bào)

Các vị trí tiếp nhận của Receptor với Hormon

A. Hormon gắn với Receptor trên màng tế bào


  • Các hormon có bản chất là protein, peptide, dẫn xuất acid amin đều gắn với receptor trên màng tế bào. Phức hợp Hormon-Receptor này sẽ tác động đến tế bào đích thông qua chất truyền tin thứ 2

Ví dụ về sự vận chuyển Glucose vào trong tế bào của Insulin

  • Phức hợp Insulin - Receptor sẽ hoạt hóa enzim Tyrosin kinase trong tế bào-------> thúc đẩy quá trình Phosphoryl hóa----------> gây ra sự chuyển vị các chất vận chuyển Glucose về phía màng tế bào để nhập Glucose vào trong tế bào
Insulun vận đường vào trong tế bào
Cơ chế vận chuyển Glucose của Insulin vào trong tế bào




I. Chất truyền tin thứ 2 là AMP vòng (cAMP)


  • Phức hợp Hormon-Receptor biến phần phân tử thò vào trong tế bào của Receptor thành enzym Adenylcyclase hoạt hóa. 
  • Enzym này trở thành chất xúc tác cho phản ứng biến ATP thành AMP vòng
  • AMP vòng lại hoạt hóa một chuỗi các enzym khác theo kiểu dây truyền
  • Hệ thống enzym đáp ứng với AMP vòng ở tế bào đích khác nhau giữa các tế bào nhưng đều có bản chất là Proteinkinase
  • Sau khi gây tác dụng ở tế bào đích AMP vòng bị bất hoạt và trở thành 5'-AMP vòng dưới tác dụng của enzym phosphodiestease ở tế bào đích

chất truyền tin thứ hai là AMP vòng
Các hormon tác dụng tới tế bào đích thông qua AMP  vòng: 
ACTH, TSH, LH, FSH

II. Chất truyền tin thứ 2 là ion Ca­­2+ và Calmodulin


  • Phức hợp Hormon-Receptor làm mở kênh Cancil, ion Ca­­2+ được vận chuyển vào trong tế bào
  • Tại bào tương, ion Ca­­2+ gắn với một protein là Calmodulin, 
  • Calmodulin có 4 vị trí để gắn với ion Ca­­2+ , khi có 3 hoặc 4 vị trí được gắn với  Ca­­2+ thì phân tử calmudulin được hoạt hóa và gây ra một loạt tác dụng trong tế bào tương tự như AMP vòng

Chất truyền tin thứ hai là ion Ca và Calmodulin
MLCK (myosin light-chain kinase): 
Hoạt hóa đầu myosin tạo ra cầu nối giữa myosin và actin

  • Phức hợp Camodulin-Ca­­2+ hoạt hóa enzym Myosinkinase, là enzym xúc tác cho sự phosphoryl hóa myosin của cơ trơn, làm co cơ trơn

III. Chất truyền tin thứ hai là các "mảnh" phospholipid


  • Phức hợp Hormon-Receptor hoạt hóa enzym Phospholipase C, sau khi được hoạt hóa men này sẽ cắt các phân tử phospholipid thành các phân tử nhỏ hơn và hoạt động như chất truyền tin thứ 2

Hormon-receptor hoạt hóa enzym phospholipase C
Chất truyền tin thứ 2 là các "mảnh" Phospholipid

B. Hormon gắn với Receptor nằm trong tế bào


  • Các hormon có bản chất là steroid (hoặc dẫn xuất của tyrosin) kết hợp với receptor nằm trong bào tương (hoặc trong nhân tế bào) thành phức hợp Hormon-Receptor

Các hormon có bản chất là Steroid gắn với receptor trong tế bào
Hormon có bản chất là steroid gắn với Receptor trong tế bào
  • Phức hợp này đi vào nhân tế bào, gắn vào vị trí đặc hiệu của DNA trên nhiễm sắc thể, kích thích sự sao gen đặc hiệu tạo ra RNA thông tin RNAm
  • RNAm ra bào tương, dịch mã trên Riboxom để tạo Protein đặc hiệu (protein vận chuyển, protein cấu trúc hoặc enzym) qua đó gây tác dụng sinh học

Ví dụ về sự vận chuyển Aldosteron vào trong tế bào

  • Aldosterol là hormon của vỏ thượng thận, sau đi bài tiết sẽ đi vào trong bào tương của tế bào biểu mô ống thận
  • Kết hợp với Receptor trong bào tương
  • Vào nhân tế bào kích thích tổng hợp Protein vận chuyển, có tác dụng tăng tái hấp thu ion Na, tăng đào thải ion K
Cơ chế tác dụng của Aldosterol trên tế bào ống thận
Tác dụng của Aldosterol trên tế bào ống thận