Giải phẫu hệ thần kinh thực vật

Đại cương

1. Định nghĩa

Hệ thần kinh thực vật (hệ thần kinh tự chủ) bao gồm các sợi thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương tới tới các cơ trơn (các tuyến, các tạng và mạch máu) và cơ tim. Tuy nhiên vẫn chịu sự chỉ huy của vỏ não.

2. Phân loại:

  • Hệ giao cảm 
  • Hệ phó giao cảm 

3. Các thành phần của hệ thần kinh tự chủ:

  • Trung khu thần kinh tự chủ: là các nhân thần kinh nằm trong não và tủy 
  • Các sợi thần kinh từ nhân trung ương ra ngoại biên: 
  • Sợi trước hạch: từ nhân tới các hạch 
  • Sợi sau hạch: từ hạch tới các cơ quan 
  • Các hạch thần kinh tự chủ: 
  • Hạch cạnh sống: nằm 2 bên cột sống 
  • Hạch trước tạng 
  • Hạch tận cùng 
  • Các đám rối thần kinh tự chủ 



Hệ giao cảm 

Thành phần: Gồm Trung ương và Ngoại vi

1. Trung ương: 

Đoạn tủy ngực thắt lưng (từ N1 đến L2)

2. Ngoại biên:

a. Sợi tiền hạch

Theo rễ trước của dây thần kinh gai sống vào nhánh thông để đến các hạch giao cảm cạnh cột sống.

b. Sợi hậu hạch

Mượn đường các dây thần kinh gai sống qua các nhánh thông để đến cơ quan bằng đám rối tự chủ

3. Hai chuỗi hạch giao cảm:

Nằm 2 bên cột sống, mỗi chuỗi có 23 hạch nối tiếp nhau bằng các nhóm gian hạch.
Chuỗi hạch giao cảm nối với dây thần kinh gai sống bằng các nhánh thông xám và thông trắng.

Sympathetic system
Hệ  giao cảm


Hệ phó giao cảm

Thành phần: Trung ương và Ngoại biên


Parasympathetich System

I. Trung ương:

Gồm các nhân ở não và tủy

1. Ở não: (trung não, cầu não, hành não) 

  • Nhân phụ của dây thần kinh vận nhãn (trung não) 
  • Nhân nước bọt trên và dưới của dây mặt (cầu não) 
  • Dây thiệt hầu (hành não) 
  • Nhân lưng của dây thần kinh lang thang (hành não) 

2. Ở tủy cùng: 

Gồm cột nhân trung gian ngoài thuộc sừng bên chất xám tủy sống

II. Ngoại biên: 

1. Sợi trước hạch của phần trung ương ở não: 

  • Mượn đường đi của các dây thần kinh sọ sau đây: 
  • Dây vận nhãn đến hạch mi 
  • Dây thần kinh mặt đến hạch chân bướm khẩu cái và hạch dưới hàm 
  • Dây thần kinh thiệt hầu đến hạch tai 
  • Dây thần kinh lang thang đi tới các tạng ở ngực ở bụng 
Sợi sau hạch của phần thần kinh trung ương ở não: Bắt đầu từ các hạch trên đi tới cơ trơn của các tuyến, mạch máu và các tạng

2. Sợi trước hạch của thần kinh trung ương ở tủy cùng: 

Đi ra theo rễ trước gai sống----> theo các dây cương đến hạch chậu hông
Sợi sau hạch đi đến bàng quang, các tạng sinh dục và trực tràng




Các phần của hệ thần kinh tự chủ

Hệ thần kinh tự chủ được chia làm các phần:
  • Phần Đầu cổ
  • Phần ngực
  • Phần bụng và chậu hông


I.                    Phần đầu và cổ: gồm hạch cổ trên, giữa và dưới

1.       Hạch cổ trên:

Là hạch cổ lớn nhất, nằm giữa động mạch và tĩnh mạch cảnh trong, ngay dưới nền sọ, phía trước mỏm ngang đốt sống cổ II, III.
         Các dây thần kinh nối với hạch

  • Dây thần kinh tĩnh mạch cảnh
  • Dây thần kinh động mạch cảnh trong
  • Dây thần kinh động mạch cảnh ngoài
  • Dây thần kinh tim cổ trên
  • Đám rối cảnh ngoài và đám rối cảnh chung

2.      Hạch cổ giữa:

Nằm ngang mức sụn nhẫn, phía trước chỗ bẻ gập của động mạch giáp dưới.
     Các dây thần kinh nối với hạch

  • Quai dưới đòn: Từ cực dưới hạch, có các nhánh đi phía trước và sau động mạch dưới đòn. Từ quai có các nhánh đi đến hạch cổ dưới
  • Thần kinh tim cổ giữa

3.       Hạch cổ dưới

Nằm sâu trong nền cổ, phía sau động mạch đốt sống. Đôi khi gắn liền với hạch ngực 1 tạo nên hạch cổ ngực hay hạch sao.
     Các dây thần kinh nối với hạch

  •    Quai dưới đòn: từ hạch có các nhánh nối với với hạch cổ giữa
  •    Dây thần kinh tim cổ giữa
*** Ngoài ra còn có có các hạch mi, hạch chân bướm khẩu cái, hạch dưới hàm, hạch tai.

II.      Phần ngực

Có từ 10 – 11 hạch ngực
      Các dây thần kinh

  • Dây thần kinh tim ngực
  • Dây thần kinh tạng lớn
  • Dây thần kinh tạng bé
  • Dây thần kinh tạng dưới (đi vào thận nên còn gọi là nhánh thận)
  • Đám rối tim (nằm phía dưới động mạch chủ và hạch tim, nằm bên phải của dây chằng động mạch)
  • Đám rối chủ ngực
  • Đám rối phổi (nằm phía trước chỗ nhân đôi khí quản)

III.    Phần bụng và chậu hông

Gồm 3 đến 8 hạch thắt lưng, 4 hạch cùng và 1 hạch lẻ
     Các đám rối chính

  • Đám rối tạng (còn gọi là đám rối dương với hạch tạng và chủ thận)
  • Đám rối mạc treo tràng trên
  • Đám rối mạc treo tràng dưới
  • Hạch mạc treo tràng trên
  • Hạch mạc treo tràng dưới
  • Đám rối lien mạch treo tràng
  • Đám rối gan, lách, vị, tụy, thượng thận
  • Đám rối niệu quản, tinh hoàn, buồng trứng
  • Đám rối tràng
  • Đám rối hạ vị
  • Đám rối trực tràng
  • Đám rối tử cung âm đạo