Sơ lược về kinh lạc

Đi dọc thẳng đường là kinh, đi rẽ ngang là lạc:

Trong nhân thể có 14 kinh lạc. Can, Đởm, Thận, Bàng quang, Tỳ, Vỵ là tam âm, tam dương của túc kinh. Tâm, Tiểu trường, Tâm bào lạc, Tam tiêu, Đại trường, Phế là tam âm, tam dương của thủ kinh.

Ba kinh thủ tam âm đi từ bụng ra tay, ba kinh thủ tam dương đi từ tay lên đầu. Ba kinh túc tam dương đi từ đầu xuống chân, ba kinh túc tam âm đi từ chân lên bụng.

(Ba kinh túc tam dương thuộc về dương kinh, đều đi từ chân lên bụng, tuy rằng nó ở ngoài cơ biểu, song tam âm chủ về lý nhưng mà khi phong hàn từ đường biểu vào cũng đều phải qua phần dương rồi mới vào phần âm, nếu không qua dương kinh mà thẳng đi vào phần âm là trực trúng âm kinh tất liên hệ đến tạng. Cho nên âm kinh rõ ràng không có chứng biểu.


Mạch Nhâm đi thẳng ở trước bụng. Mạch Nhâm đi thẳng ở giữa bụng, tóm thâu các kinh âm. Cho nên gọi là bể của các kinh âm, vì vậy gọi là mạch Nhâm.

Mạch Đốc đi thẳng ở giữa lưng. Mạch Đốc đi thẳng ở giữa lưng, thâu tóm các dương mạch, cho nên gọi là bể của các kinh dương, vì vậy gọi là mạch Đốc.

Cộng tất cả có 14 kinh mạch. Kinh mạch là có tác dụng lưu hành khí huyết và thông suốt âm dương, để tưới nhuần cho thân thể.

Đường lạc là những đường đi rẽ ngang ở trong thân thể để liên lạc 12 kinh; đường kinh này giao tiếp với đường kinh kia là nhờ ở đường lạc, các kinh khác cũng vậy, khí trong cơ thể người ta khi kinh đầy thì truyền sang lạc, lạc đầy rồi lại truyền vào kinh, nó truyền đi truyền lại quanh quất mãi không bao giờ ngừng, lưu hành suốt ngày đêm đi theo với độ quay của vòng trời, đi hết vòng lại trở lại.

Song Vinh đi ở trong mạch 50 vòng, ngày đêm cũng thế, Vệ đi ở ngoài vạch cũng 50 vòng, không chia ngày đêm âm dương khác nhau. Vệ đi ngoài mạch 50 vòng có chia ra ngày thuộc dương, đêm thuộc âm.

Nếu vinh vệ bị thương thì ngoại tà nhân hư mà lấn vào, làm cho ngưng trệ không đi được thì sinh bệnh. (Bởi vì kinh lạc trong nhân thể cũng như các sông ngòi trên trái đất. Huyết mạch lưu hành trong kinh lạc, cũng như nguồn suối chảy trong đường sông. Đường sông bị bế tắc thì mức nước tràn lên không thể giữ được; nguồn suối khô cạn, thì mạch nước trong lòng đất bế tắc, khí huyết trong kinh mạch của người ta cũng như vậy).