Gia giảm bài Tứ quân

Dưới đây vừa là theo phép xưa, vừa là kết hợp với ý kiến của tôi

  • Tay chân không nhấc lên được, gia Trần bì, Bán hạ, Mạch môn và Trúc lịch.
  • Sợ sệt không ngủ được, gia Sinh khương, Toan táo nhân
  • Tiêu khát không ăn được, gia Mộc hương, Hoắc hương, Cát căn, Sài hồ, Ngũ vị.
  • Bại liệt nửa người bên hữu, với chứng “đờm quyết” chết ngất, gia Trần bì, Bán hạ, Trúc lịch, nước gừng.
  • Dương hư, gia Phụ tử.
  • Thổ, tả, gia Hoắc hương, Trần bì, Biển đậu. Nếu nội thương “đình ẩm” (nước ứ đọng không tiêu đi được), bỏ Sâm, giảm bớt Thảo, gia Nhục quế. Nếu tiết tả vẫn không khỏi, gia Kha tử và Đậu khấu.
  • Tỳ Vỵ hư yếu, gia Nhục quế, Đương quy, Hoàng kỳ.
  • Dạ dày lạnh, gia Phụ tử, Đinh hương, Sa nhân, vị Nhâm sâm thêm nhiều gấp đôi.


  • Bụng trướng không thiết ăn, gia Bạch đậu khấu, Chỉ thực, Sa nhân.
  • Bệnh chứng thuộc thực, ngực sườn đầy tức, thở suyễn, gia Chỉ thực, Bán hạ và Chỉ xác.
  • Ho, gia Tang bạch bì, Ngũ vị và Hạnh nhân.
  • Tâm phiền không yên, gia Thần sa, Táo nhân, Viễn chí.
  • Tâm phiền, miệng khát, vị Nhân sâm dùng nhiều gấp đôi và gia Hoàng kỳ.
  • Chỉ tâm phiền, ngoài ra không còn chứng gì khác, gia Mạch môn, Phục thần, Liên nhục.
  • Khí thống, gia Huyền hồ, Tiểu hồi, Đương quy
  • Khí kết lại thành hòn, gia Tam lăng, Nga truật, Hồi hương và Phụ tử.
  • Huyết thống, cũng gia như trên.
  • Đau bụng, gia Can khương, Xích thược, Nhục quế. Huyết thống cũng có thể dùng được.
  • Khí hư mà thành nuy (tay chân rã rời, lỏng gân, đi đứng khó khăn) gia Thương truật, Hoàng bá, Hoàng cầm (chứng thấp cũng dùng được).
  • Ngoại cảm hàn nhiệt, gia Ma hoàng, Quế chi.
  • Chứng cảm mạo phát sinh trong ba mùa xuân, hạ, thu, gia Phòng phong, Khương hoạt.
  • Chứng phong nhiệt, gia Kinh giới, Hoàng cầm, Bạc hà.
  • Bổ dưỡng sau khi mới ốm dậy, gia Trần bì.
  • Sốt cơn, gia Tiền hồ, Xuyên khung.
  • Khát nước, gia Mộc qua, Cát căn, Ô mai.
  • Chứng thấp nhiệt, miệng khát, cũng gia như vậy
  • Tiểu tiện không thông, gia Trạch tả, Mộc thông, Trư linh.
  • Đại tiện không thông, gia Binh lang, Đại hoàng.
  • Sau khi ốm dậy, mắc chứng hư nhiệt, gia Thăng ma, Sài hồ và Đương quy.
  • Đẻ khó, gia Xạ hương, Bạch chỉ, Bách thảo sương.
  • Trẻ em phong đờm, gia Bạch phụ, Toàn yết, Tế tân.
  • Sởi đậu đã mọc, nhưng chưa đều, gia Thăng ma, Cát căn.
  • Trẻ em yếu đuối, sắc xanh, dương hư, sau khi bị thổ tả, biến thành “mạn kinh”, gia Mộc hương.
  • Hư trướng, hư bĩ, phát sinh bởi bên trong bị lạnh, vị Bạch truật dùng nhiều gấp đôi, gia Bào khương, Phụ tử.
  • Có khí trệ, gia Mộc hương.
  • Thổ hư, khí không thu liễm được, gia Ngũ vị, Đại phụ.
  • Nếu trướng, bĩ phát sinh từ âm phận, đó là bởi Tỳ Vỵ cơ năng bị suy kém, gia Đương quy, Bạch thược và Ngũ vị.