Thức nhất tự tiện khả vi y thuyết

Chỉ cần biết một chữ, tức là có thể làm được thầy thuốc (ý nói không cần phải học nhiều). Đó là thuyết của Trần Tu Viên (Y học Tam Tự Kinh)

Chữ đó là chữ Nhân (人). Chữ Nhân là con người. Con người sống trong vòng trời đất bẩm thụ khí âm dương của trời đất mà sống. Chữ Nhân có 2 nét, một nét phẩy và một nét mác.

Theo lối viết chữ Nho:

Nét phẩy bắt đầu để ngòi bút nặng tay trên trang giấy, rồi
Nhân
Chữ Nhân

đưa nhẹ sang bên trái, đó là tượng hình khí dương trong lành bay bổng ở bên tả (tả thuộc dương)
Nét mác bắt đầu để ngòi bút nhẹ tay trên trang giấy rồi từ từ ấn nặng xuống kéo về bên phải, đó là tượng hình khí âm vẩn đục trầm lặng ở bên hữu (hữu thuộc âm).
Trong khi viết, đầu nét mác nối liền vào giữa nét phẩy, đó là tượng hình âm dương tương giao

Lại nữa, trong thân thể con người có 9 khiếu, tai có 2 khiếu, mũi có 2 khiếu và mắt có 2 khiếu, 3 bộ khiếu đi cặp đôi ấy ở phía trên tượng hình quẻ Khôn có 3 gạch đứt (☷). 

Địa Thiên Thái
Địa Thiên Thái
Rồi miệng có một khiếu, đường tiểu tiện một khiếu và đường đại tiện một khiếu, 3 khiếu đi lẻ ấy ở phía dưới, tượng hình quẻ Càn có 3 gạch liền (☰). 

Quẻ Khôn tượng đất là chữ Địa, quẻ Càn tượng trời là chữ Thiên. Quẻ Khôn ở trên quẻ Càn là Địa Thiên Thái nghĩa là khí âm của trời đất giao hòa với nhau mà vạn vật sinh sôi nảy nở. Trái lại nếu âm dương của trời đất bĩ tắc thì vạn vật khô tàn.

Âm dương trong con người mà điều hòa thì khỏe mạnh, nếu bất hòa thì bệnh.

Con người cũng có âm dương như trời đất. Người nào tìm xa hiểu rộng được nghĩa lý âm dương ấy mà điều hòa âm dương cho người khi có bệnh thì người ấy biết làm thầy thuốc, không cần phải đọc đến thiên kinh vạn quyển. Nếu người học thiên kinh vạn quyển mà không đạt cái lý âm dương thì cũng không làm thầy thuốc được

(Trích: Đông y số điển - Định Ninh LÊ ĐỨC THIẾP)